Đại hồi hay còn gọi là đại hồi hương, bát giác hồi hương có tên khoa học là lllicium verum Hook. f et Thoms không chỉ là một loại cây gia vị có mùi thơm mà còn là một vị thuốc chữa dạ dày, đầy bụng, tiêu hóa kém hay đau vùng thắt lưng do thận dương hư.
Mô tả
Đại hồi cao 6-10m có thân thẳng to, cành nhẵn, khi non màu lục nhạt, khi già chuyển sang màu nâu xám. Lá cây hình mác hoặc hình trứng thuôn, mọc so le, phiến lá nguyên, dày, cứng, mặt trên xanh hơn mặt dưới. Hoa màu hồng thẫm, mọc đơn độc ở kẽ lá, thường ra hoa vào tháng 3 đến tháng 5. Quả kép, xếp thành hình sao, khi non có màu lục, khi già có màu sẫm. Mùa quả vào tháng 6 đến tháng 9. Hạt nhẵn bóng, hình trứng.
Tác dụng dược lý
Theo Đông y, đại hồi có vị cay, tính ôn, có công dụng đuổi hàn kiện tỷ, khai vị. Nó thường được dùng để chữa nôn mửa, bụng đầy chướng hay đau bụng.
Tây y dùng đại hồi làm thuốc trung tiện, giúp dễ tiêu hóa, lợi sữa, làm dịu đau, dịu co bóp. Chính vì thế, vị thuốc này thường được dùng trong điều trị bệnh đau dạ dày, đau ruột hoặc những trường hợp dạ dày, ruột co bóp quá mạnh. Bên cạnh đó, đại hồi còn được dùng như một hương liệu trong ngành công nghiệo sản xuất rượu và kem đánh răng.
Đối tượng sử dụng
-Dùng cho những người bị đau dạ dày, tiêu hóa kém, hay bị đầy bụng
-Dùng cho người bị đau vùng thắt lưng do dương thận hư
Một số bài thuốc thường dùng
-Chữa cảm hàn, đau bụng thổ tả: mỗi lần uống 2g hồi hương tán bột với rượu. Uống ngày 3,4 lần.
-Chữa đại tiểu tiện không lợi: Uống 4g đại hồi và bìm bìm tán bột với nước gừng.
-Chữa hơi thở hôi, hôi miệng: Mỗi ngày nhai nuốt vài cánh hoa hồi sẽ cho hiệu quả bất ngờ.
-Chữa đau lưng: Sao đại hồi (bỏ hạt) đã tẩm với nước muối rồi tán nhỏ. Mỗi lần dùng từ 6-10g với rượu. Để đạt hiệu quả tốt nhất, có thể dùng kèm lá ngải cứu chườm nóng vào lưng.
-Chữa cổ trướng, thũng nước mạn tính: 2 g hồi hương + 8g hạt bìm bìm, đem tán bột rồi uống 2-3 lần trong ngày. Dùng liên tục trong 3-4 ngày liền.
Reviews
There are no reviews yet.