Quả la hán hay còn gọi là la hán quả là một loài thảo mộc dây leo bản địa của miền Nam Trung Quốc và bắc Thái Lan.
Quả la hán được trồng để lấy quả, sử dụng làm đồ uống giải khát và là một vị thuốc quý trong đông y. Quả được thu hái vào tháng 9 – 10 hàng năm. Quả thu hoạch xong đem phơi hoặc sấy khô để dùng dần. Quả được chọn làm thuốc là những quả lớn tròn, cứng chắc, lắc không kêu, có vỏ màu nâu vàng.

Theo Đông y, quả la hán có vị ngọt, tính mát, không độc đi vào hai kinh phế và đại đường. Với công năng nhuận phế, lợi hầu, hóa đàm chỉ khát, nhuận tràng thông tiện, quả la hán được dùng để trị ho, đàm hỏa nội kết, viêm hầu họng, đại tiện bí kết…Cụ thể, vị thuốc này được sử dụng trong viêm long đường hô hấp trên như hầu họng, viêm amidan…, viêm phế quản cấp hay mạn, chứng táo bón kinh niên.
Ngoài ra, nước sắc của quả la hán còn có tác dụng chống ho, trừ đờm, tăng cường chức năng miễn dịch của các tế bào trong cơ thể. Vì thế, trà la hán cũng là một thứ nước giải khát giàu dinh dưỡng, rất tốt cho người bị nóng trong.
Mặc dù la hán quả có chứa một số hợp chất có độ ngọt gấp hàng trăm lần đường mía nhưng lại không phải là đường. Chính vì vậy, đây là loại thức ăn lý tưởng cho người bị bệnh tiểu đường hoặc béo phì.
Hướng dẫn sử dụng
-Liều sử dụng hàng ngày dưới dạng sắc hoặc hãm: từ 15-30g. Nếu ho do phế hàn do ngoại cảm thì cần phối hợp cùng các vị khác.
-Nước la hán hạnh nhân: 1 quả la hán đập vụn + 10g hạnh nhân sắc lấy nước, dùng trong điều trị viêm khí phế quản, cảm mạo ho có đờm nhiều.
-Nước la hán mứt hồng: 1 quả la hán + 1 quả mứt hồng nấu sắc ngày 1 lần. Dùng điều trị các trường hợp dị ứng, ho gà.
-Nước la hán quả: Đập giập, thái vụn 1-2 quả la hán. Hãm pha như trà hoặc sắc lấy nước uống ngày 1-2 lần. Dùng cho các trường hợp viêm họng, mất tiếng, cảm nắng, táo bón.
-Canh la hán: 50g quả la hán + 100g thịt lợn nạc, thái lát, nấu kĩ dùng để làm canh ăn với cơm trong ngày có tác dụng rất tốt trong việc điều trị ho lao.
Reviews
There are no reviews yet.