Cây mật gấu là một loại thảo dược mọc chủ yếu ở các tỉnh Tây Bắc, đặc biệt là Sơn La. Cây thuộc họ hoàng liên gai. Gỗ của thân và rễ có màu vàng nhạt, vị đắng như mật gấu. Theo Đông y, loại cây này có vị đắng, tính mát, vào 4 kinh: phế, vị, can, thận.
Tác dụng của cây mật gấu:
-Có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng về bệnh dạ dày, rối loạn tiêu hóa, đường ruột, đau nhức xương thấp, tê thấp.
-Thanh nhiệt, giải độc, mát gan, tiêu viêm, phòng và chữa sỏi mật, giảm đau lưng và thấp khớp, tăng cường sức khỏe. Đặc biệt, sản phẩm còn có tác dụng tiêu mỡ, chữa bệnh béo phì hay bệnh Gút, những bệnh hay gặp phải trong cuộc sống hiện tại.
Cách sử dụng: cây mật gấu có thể dùng để sắc uống hoặc ngâm rượu
1. Sắc uống
-Dùng 10-12g rễ hoặc thân cây mật gấu sắc uống. Bài thuốc này dùng để chữa chứng ăn không tiêu, trị đau ngực, đau gối, chóng mặt, ù tai, viêm gan, vàng da, tiêu chảy, kiết lỵ, đau mắt.
-Dùng 8-12g lá hoặc quả sắc uống và kết hợp với cái vị thuốc khác dùng để chữa cơn sốt, ho lao, khạc ra máu, mất ngủ, lưng gối yếu mỏi. Ngoài ra, nước cây mật gấu được nấu đặc dùng để chữa các bệnh ngoài da như: viêm da dị ứng, lở ngứa…
–Cây mật gấu cắt lát nhỏ, cho vào nồi đun sôi khoảng 15 phút và để uống hàng ngày có tác dụng giải độc, giã rượu và làm mát gan.
2. Ngâm rượu
-Tỉ lệ: 2 lít rượu ngâm với 0,2kg rễ (hoặc thân) cây mật gấu.
-Bước 1: rửa sạch rễ (thân) cây, đem chẻ nhỏ sao cho có thể cho vừa bình ngâm rượu rồi đem phơi khô.
-Bước 2: Cho rượu và rễ (thân) cây mật gấu vào trong bình ngâm. Ngâm khoảng 15 ngày đến 1 tháng là có thể đem ra dùng được. Rượu sau khi ngâm có màu vàng rất đẹp. Tuy vậy, màu sắc đậm hay nhạt là tùy thuộc vào tỉ lệ cây mật gấu trên số lượng rượu cho vào ngâm. Khi uống, rượu có vị đắng. Nếu rượu quá đậm thì có thể pha thêm rượu để dùng.
-Liều dùng: ngày uống 3 lần, mỗi lần ½ chén.
Reviews
There are no reviews yet.