Nhục quế chính là cách gọi trong y học của vỏ quế mà chúng ta vẫn dùng thường ngày. Tên khoa học của nhục quế là Cinnamomum cassia Presl, một trong những cây họ Lauraceae.
Mô tả
Nhục quế là phần vỏ ngoài cùng của cây quế, có màu nâu sẫm, sần sùi. Nhục quế có mùi thơm đặc trưng, chút vị hơi cay xen lẫn ngọt
Tác dụng dược lý
Theo các tại liệu y học cổ truyền ghi chép lại, nhục quế có tính nóng, hiệu quả với các bệnh như : đau bụng do bị lạnh, thổ tả, khí huyết hư
Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, đã tìm ra một số công dụng khác của nhục quế như sau: làm an thần, giảm đau, có tác dụng giải nhiệt. Dầu nhục quế có tác dụng kích thích dạ dày và ruột, làm hệ tiêu hóa trở nên khỏe mạnh hơn.
Một số bài thuốc thường dùng
- Bài thuốc trị tiêu chảy kéo dài
3g nhục quế, 3g lưu hoàng, 10g hắc phụ tử, 3g can khương, 2g chu sa. Các vị thuốc này đem làm thành viên hoàn, uống hàng ngày. Một ngày uống 2 viên, mỗi viên khoảng 3g, khi uống uống với nước ấm để cơ thể dễ hấp thụ.
- Bài thuốc trị viêm thận mãn tính
4g nhục quế, 10g phụ tử, 15g xa tiền tử, 15g can địa hoàn, 12g sơn dược, 6g sơn thù, phục linh, đơn bì, trạch tả 12g, 15g can địa hoàng. Các vị thuốc cho xay chung rồi chế thành các viên hoàn, mỗi viên hoàn khoảng 15g. Một ngày uống 2 – 3 lần, uống đến khi có được hiệu quả như mong muốn.
- Bài thuốc trị vảy nến, mề đay
Dùng nhục quế với liều dùng từ 20 – 50mg một ngày, uống liên tục 3 lần một ngày trong khoảng 4 – 8 tuần sẽ thấy được hiệu quả. Hầu hết các ca mắc bệnh sử dụng nhục quế để điều trị đều mang lại kết quả như mong đợi, chỉ một số ít trường hợp cơ địa không hấp thụ thuốc tốt là không có hiệu quả hoàn toàn.
Chú ý
Nhục quế không được sắc cùng với Xích thạch chỉ bởi xích thạch chỉ làm giảm tác dụng của các thành phần có trong nhục quế. Khi sử dụng chung, ta lưu ý sắc trước xích thạch chỉ rồi bỏ phần xác đi, sau đó mới cho nhục quế vào.
Reviews
There are no reviews yet.