Rau má là loài cây rau thông dụng thường mọc ở các bìa ruộng, ngoài công dụng mà dân gian vẫn nói là có tác dụng thanh nhiệt giải độc thì rau má còn là một loại thảo dược bổ dưỡng cao, chứa rất nhiều khoáng chất và sinh tố cùng hoạt chất chống oxy hóa rất tốt cho việc duy trì cơ thể khỏe mạnh dẻo dai cho con người.
Mô tả:
Thích thuyết thảo còn là một tên gọi khác mà người ta vẫn thường dùng để gọi loài cây này. Chúng là loài thực vật mọc sát mặt đất, lá giống như chuỗi đồng tiền xếp nối tiếp nên ngoài hai cái tên kể trên loài thực vật này còn được gọi là liên tiền thảo. Thân rau má khá nhẵn, mọc lan thành mảng trên mặt đất, giữ các mấu là các chùm rễ nhỏ. Lá hơi tròn, mép lá có khía tai bèo và có cuống dài, phiến lá có gân giống chân vịt, hoa có màu đỏ hoặc cũng có thể là màu tía.
Tác dụng dược lý:
Theo các ghi chép của y học cổ chuyền thì rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính bình có tác dung thanh nhiệt, dưỡng âm, nhuận gan, lợi tiểu, giải độc. Chúng thường được Đông y sử dụng để làm thuốc sát trùng, bổ dưỡng, chữa tả lỵ, thổ huyết.
Trong rau má còn chứa hoạt chất thuộc nhóm saponins, đã được ứng dụng để chữa bệnh lao, bệnh phong. Ngoài ra rau má khô còn còn được sử dụng dưới rất nhiều hình thức như thuốc bột, thuốc tiêm, hay thuốc mỡ để trị các chứng ngoài da như bỏng, vết thương do chấn thương ngoài, do giải phẫu.
Trên thực tế, rau má có thể tác dụng lên hệ thần kinh trung ương của con người, nhờ đó làm giảm căng thẳng tâm lý, tăng sức tập chung, cải thiện trí nhớ cho người lớn tuổi.
Đối tượng sử dụng:
– Người bị mắc các bệnh về da như bị bỏng, vết thương do cấy ghép da, do chấn thương, giải phẫu.
– Người bị nóng trong người, hay quên, thường xuyên làm việc trong môi trường căng thẳng, stress.
Những bài thuốc thường dùng:
+ Tản nhiệt, giảm sốt, trấn kinh, trừ khát: Rau má khô 12%, sắn dây 20%, hoạt thạch 30%, sài hồ 15%, cam thảo 10%, thạch cao 10%. Tán tất cả thành bột, ngày uống ba lần mỗi lần khoảng 4g
+Thuốc hạ huyết áp: Rau má khô 16g, rể kiến cò 12g, rể nhàu 16g, rễ tranh 12g, lá tre 12g, rễ cỏ xước 12g. Sắc uống hoặc cô thành viên uống hàng ngày thay trà.
+Nước ép rau má: Lá rau má tươi mua về rửa cho rạch đem giã hoặc say nát đi, thêm vào đó một chút nước, vắt bỏ bã, có thể hòa cùng chút đường sẽ uống dễ hơn.
Chú ý:
Người bị đầy bụng hoặc tiêu chảy nên cẩn thận khi dùng rau má khô
Reviews
There are no reviews yet.