Thận là cơ quan rất quan trọng trong cơ thể người, thận được ví như một nhà máy lọc của cơ thể. Đối với những quả thận bị tổn thương sẽ mang theo rất nhiều biến chứng như suy thận và tăng huyết áp. Vậy tăng huyết áp và suy thận là gì ? Chúng ta sẽ cùng tìm vuonduocthao.com tìm hiểu trong bài viết này.
Tăng huyết áp là gì ?
Tăng huyết áp hay còn gọi là huyết áp cao, đây là khái niệm thường dùng trong dân chúng, y học gọi đây là chứng tăng xông Tension. Bệnh thường gặp trong cộng đồng và gia tăng theo tuổi, thường chiếm đến 8-12% dân số. Một số yếu tố làm gia tăng tình trạng tăng huyết áp như tiểu đường, thuốc lá, tăng lipid trong máu, di truyền, hoặc một số căn bệnh mãn tính.
Suy thận là gì?
Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận bao gồm chức năng bài tiết lượng chất thải dư thừa trong cơ thể, một khi chức năng của thận bị suy giảm sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy.
Triệu chứng của bệnh:
- Một số thay đổi khi đi tiểu:
- Đi tiểu nhiều
- Nước tiểu có bọt
- Lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường và có màu đỏ hoặc màu nhạt
- Đi tiểu khó khăn
- Phù:
- Thận hỏng nên không thể “làm tròn trách nhiệm” bài tiết và đào thải, nước bị tích lại trong cơ thể gây nên tình trạng phù thũng ở tứ chi, có trường hợp phù toàn thân.
- Mệt mỏi:
- Thận cũng góp phần tạo ra hồng cầu máu, một khi thận bị tổn thương thì quá trình trên sẽ sụt giảm, cơ thể có ít tế bào hồng cầu vận chuyển oxy nên các cơ quan trong cơ thể cụ thể là não mệt đi nhanh chóng, tình trạng này còn được gọi là thiếu máu.
- Nôn ói:
- Sự dư thừa chất thải trong cơ thể, trong máu hay còn gọi là chứng ure huyết cũng có thể gây nên tình trạng bồn nôn, chán ăn, một khi tình trạng này kéo dài sức khỏe của bệnh nhân sẽ suy giảm đáng kể, sức đề kháng cũng theo đó mà kém đi.
- Đau cạnh sườn:
- Đau thường do nguyên nhân thận phù, thận sưng to gây chèn ép các dây thần kinh và tế bào.
Theo nghiên cứu thì tăng huyết áp và suy thận có tác động lẫn nhau. Huyết áp tăng và trong thời gian dài sẽ làm tổn thương và phá hủy các tế bào mạch máu bên trong cơ thể, làm số lượng máu cung cấp cho thận và các cơ quan khác giảm đi, huyết áp tăng cao còn phá hủy bộ lọc ở cầu thận, dẫn đến hậu quả là thận không thể loại bỏ những chất độc ra ngoài. Nếu bệnh không được kịp thời bệnh sẽ diễn biến thành mãn tính rất khó chữa.
Cách ngăn chặn và điều trị bệnh:
Cần kiểm soát số đo huyết áp của bệnh nhân để ngăn chặn thận bị tổn thương nghiêm trọng hơn, giảm nguy cơ suy tim.
Người bệnh cần tuân thủ những nguyên nhân sau:
Có một chế độ ăn uống hợp lý, nếu bệnh đang ở giai đoạn đầu nên bổ sung các chất xơ có trong rau và trái cây, bơ sữa.
Giai đoạn 2-3: cần hạn chế lượng muối trong mỗi bữa ăn.
Giai đoạn 3-4: kiểm soát lượng protein, photpho, kali.
Giảm cân: nặng nếu cơ thể có số cân nặng hơi quá khổ, đây là nguyên nhân gây huyết áp cao.
Tập thể dục: đều đặn hằng ngày với những động tác nhẹ nhàng.
Tuyệt đối tránh xa rượu bia, thuốc lá, chất kích thích…
Tăng huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” nên người bệnh cần tuân thủ và dùng thuốc hạ huyết áp theo đúng chỉ định của bác sĩ đưa ra.