Rất nhiều bệnh nhân đang chung sống với bệnh thận chắc hẳn đã ít nhất một lần tự hỏi rằng bệnh thận có di truyền không?
Câu trả lời là : “Có”
Bệnh di truyền là những căn bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc nhiễm sắc thể. Bệnh di truyền là một bệnh do sự bất thường về gen từ bố hoặc mẹ chuyển sang con. Bệnh thận cũng không phải là ngoại lệ.
Một số bệnh lý ở thận có yếu tố di truyền như:
Bệnh cầu thận huyết:
Viêm cầu thận cấp là là một loại bệnh thận gây thiệt hại khả năng lọc máu và loại bỏ các chất dư thừa ra ngoài cơ thể. Viêm cầu thận có hai trường hợp là cấp tính và mãn tính.
Viêm cầu thận tự xảy ra được gọi là viêm cầu thận tiên phát, và trường hợp còn lại được gọi là viêm cầu thận thứ phát khi có nguyên nhân là một nguyên nhân như lupus hay bệnh tiểu đường.
Bệnh viêm cầu thận có các triệu chứng tùy thuộc vào dạng bệnh, cấp tính hay mãn tính.
- Tiểu ra máu nhạt
- Nước tiểu có nhiều bọt do cơ thể dư thừa protein
- Huyết áp cao
- Cơ thể tích nước gây phù thũng
- Mệt mỏi
- Đi tiểu ít
Nguyên nhân gây bệnh.
- Nhiễm trùng
- Bệnh miễn dịch
- Viêm mạch
- Bệnh thận đa nang
Thận đa nang là hậu quả của sự rối loạn. Đây là một căn bệnh di truyền, biểu hiện của bệnh là thận có nhiều nang bên trong chứa dịch. Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị căn bệnh này.
Thận đa nang được chia làm hai thể chính đó là thận đa nang ở trẻ em và thận đa nang ở người lớn.
Trên lâm sàng thì thận đa nang ở người lớn thường to hơn bất thường và có nhiều nang ở hai bên, những người mắc chứng thận đa nang thường chỉ sống được 50 tuổi còn thận đa nang được phát hiện ở trẻ em dưới 10 tuổi thì bệnh nhân thường không thể sống đến vị thành niên.
Nguyên nhân gây bệnh vẫn còn chưa được xác định rõ nên việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay y học chẩn đoán bệnh theo căn cứ:
- Tính chất gia đình: trong một gia đình vó có thể có nhiều người cùng mắc bệnh. Tuy nhiên, để phát hiện bệnh rất khó vì bệnh thường xuất hiện ở tuổi tráng niên.
- Có khối u ở vùng hạ sườn hoặc thắt lưng: với biểu hiện này, người bệnh có thể cảm nhận thấy bằng cách sờ bằng tay.
- Đau: cảm giác đau thường kéo dài và âm ỉ, có nhũng lúc dữ dội, đau có thể lan ra chỗ khác như bụng và trước ngực.
- Tiểu ra huyết: nước tiểu của người bệnh sẽ có màu đỏ bất thường do các nang chứa dịch bị vỡ.
- Huyết áp tăng.
- Viêm đường tiết niệu: thường là do bể thận bị viêm nặng.
- Suy thận ở các mức độ khác nhau
- Sỏi thận.
Đối với căn bệnh nào cũng vậy, chúng ta cần phòng tránh bệnh bằng cách phát hiện sớm để can thiệp kịp thời, đó là phương pháp duy nhất để kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Đối với gia đình đã có bệnh nhân mắc chứng thận đa nang thì cần thăm khám đầy đủ bằng cách siêu âm và xét nghiệm máu cho tất cả thành viên trong gia đình. Siêu âm có thể phát hiện ra bệnh trước khi người bệnh có những biểu hiện lâm sàng khác.
Một khi đã phát hiện ra bệnh thận đa nang thì cần theo dõi và điều trị kịp thời vì bệnh có rất nhiều biến chứng nguy hiểm như huyết áp tăng mạnh, sỏi thận và nghiêm trọng nhất là nhiễm khuẩn đường tiết niệu.