Sỏi thận niệu quản và những biến chứng của bệnh

Theo nhận định của các chuyên gia y tế, bệnh sỏi thận niệu quản (hay còn được gọi tắt với tên sỏi niệu) là một trong những căn bệnh nguy hiểm thuộc list các bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu. Các cơn đau do sỏi niệu gây ra làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, năng suất lao động suy giảm. Các biến chứng của bệnh sỏi thận niệu quản còn có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn hệ tiết niệu, viêm thận, suy thận và thậm chí là tử vong.

Bệnh sỏi thận niệu quản nguy hiểm như vậy, vậy sỏi niệu là gì và do đâu mà nó được hình thành?

benh-soi-than-nieu - quan

Sỏi niệu là những viên sỏi do kích thước tương đối lớn, hình dạng bề mặt sần sùi, gai góc nên bị mắc lại trong lòng niệu quản, gây nên những ảnh hưởng nhất định đến sự hoạt động bình thường của hệ tiết niệu.

Sỏi niệu được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chung quy lại thì gồm 2 yếu tố chính: yếu tố nội tại và thông qua đường ăn uống.

Theo thống kê, có tới 80% sỏi niệu bị rớt xuống từ thận. Cũng có những trường phát sinh bệnh sỏi niệu quản do niệu quản phình to hoặc tách đôi,… Các dị dạng này dễ làm ứ đọng nước tiểu dẫn đến lắng đọng các tạp chất và kết tụ thành sỏi.

Lý do khiến sỏi niệu quản và những biến chứng của nó là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm thận xuất phát từ cấu tạo và chức năng đặc thù của niệu quản. Niệu quản là con đường duy nhất dẫn nước tiểu xuống bàng quang. Sự có mặt của một số viên sỏi trong niệu quản khiến con đường này bị tắc và thận bị ứ nước, gây nhiễm trùng, viêm thận và nguy hiểm hơn là hư thận.

Các dấu hiệu nhận biết cơ bản nhất của bệnh

Bệnh sỏi thận niệu quản là một trong những căn bệnh có biến chứng nguy hiểm. Để tránh trường hợp xấu biến chứng thành viêm thận hoặc suy thân, khi thấy có các biểu hiện được nêu ở dưới người gặp phải nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và phát hiện bệnh kịp thời.

Các dấu hiệu cơ bản của bệnh sỏi thận niệu quản gồm:

+ Đau lưng

+ Đái buốt

+ Đái rắt

+ Đái đục

Cách phòng ngừa và chữa trị bệnh sỏi thận niệu quản

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, trước tiên cần hạn chế các nguy cơ hình thành sỏi niệu, một trong những biện pháp hữu hiệu là uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Bên cạnh đó cần phát hiện và điều tri sớm các nguyên nhân khác gây viêm nhiễm đường tiết niệu và ứ đọng nước tiểu.

benh - soi -nieu -quan

Về cách điều trị sỏi niệu quản, tùy thuộc vào kích thước của sỏi cũng như mức độ ảnh hưởng của nó lên hệ tiết niệu và sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau như dùng thuốc làm tán sỏi hay mổ nội soi, tán sỏi ngoài cơ thể. Chỉ có những trường hợp đặc biệt viên sỏi quá lớn thì mới phải mổ mở, nhưng quá trình này vẫn tương đối an toàn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *