Bệnh thận mãn tính và hệ quả nguy hiểm của nó

Không giống với những căn bệnh có quá trình phát triển đi kèm với những dấu hiệu rõ ràng mà người bệnh có thể nhận biết, bệnh thận tiến triển một cách âm thầm, mà không hề gây ra bất cứ triệu chứng gì cho tới khi nó trở nên xấu đi một cách đáng báo động. Rất nhiều trường hợp, do không được chuẩn đoán và điều trị kịp thời mà sự tiến triển dến bệnh thận mãn tính đi nhanh, chức năng thận diễn biến xấu và điều tồi tệ xảy ra – đó là suy thận.

benh-than-man- tinh

Suy thận là hệ quả rất không muốn ở các bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính, tuy nhiên trong thực tế không hề hiếm gặp các trường hợp suy thận do có tiền sử thận mãn tính. Cách duy nhất để ngăn chặn suy thận là kịp thời phát hiện ra các trường hợp thận mãn tính sớm. Để làm được điều này thì người giữ vai trò quyết định chính là bản thân người bệnh. Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần, nếu được chuẩn đoán là thuộc diện có nguy cơ cao về bị bệnh thận thì không được chủ quan mà phải thường xuyên để các bác sỹ kiểm tra.

Cũng có một cách tốt hơn để tránh quá trình tiến triển nhanh sang thận mãn tính, đó là phòng ngừa từ chính những nguyên nhân gây ra bệnh.

 Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh thận mãn tính

 Thận mãn tính thường xảy ra trên bệnh nhân có tiền sử về các bệnh lý như:

+ Cao huyết áp

+ Viêm cầu thận

+ Bệnh thận đa nang

+ Bệnh tiểu đường

+ Bệnh lupus ban đỏ hệ thống

+ Bệnh ung thư tuyến tiền liệt

+ Gặp trên các bệnh nhân thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau, kháng viên không có nhân steroid dài hạn

benh-than-man-tinh

Các giai đoạn của bệnh

Người bị bệnh thận mãn tính đều sẽ lần lượt trải qua 5 giai đoạn phát triển của bệnh, nếu bệnh không được kịp thời phát hiện và can thiệp. Cụ thể:

+ Giai đoạn I: Thận xuất hiện tổn thương nhưng tốc độ lọc máu của cầu thận vẫn được duy trì ở mức bình thường

+ Giai đoạn II: Tổn thương thận đi kèm với sự suy giảm tốc độ lọc máu của cầu thận ( giảm xuống còn 60 – 89 % )

+ Giai đoạn III: Tốc độ lọc máu tiếp tục giảm nhanh ( giảm xuống còn 30 – 59 % )

+ Giai đoạn IV: Tốc độ lọc máu giảm mạnh ( chỉ còn 15 – 29 % )

+ Giai đoạn V: Tốc độ lọc máu dưới 15 %, thận không còn làm việc tốt để duy trì sức khỏe cho người bệnh. Họ chỉ còn hai lựa chọn hoặc chạy thận hoặc ghép thận nhân tạo.

Đây là trường hợp không mong muốn nhất. Do đó, để tránh gặp phải thì mỗi người bệnh trước tiên nên đề cao phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, không chỉ riêng với bệnh thận mãn tính mà còn cho mọi bệnh lý khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *