“Bệnh thận lọc máu” thực ra là cách gọi tắt của bệnh lý thận với phương pháp điều trị đặc thù là lọc máu. Phương pháp này được chỉ định cho các các bệnh nhân suy thận, khi khả năng lọc lượng nước dư thừa trong máu và loại bỏ chất thải của thận ở những người này chỉ còn ở mức từ 5 đến 10% so với bình thường.
Ngoài cách gọi tắt “Bệnh thận lọc máu”, khi đề cập đến các phương pháp điều trị cho các bệnh nhân suy thận, một thuật ngữ có bản chất tương tự cũng hay được sử dụng, đó là “chạy thận nhân tạo”.
Mục đích của phương pháp lọc máu hay chạy thận nhân tạo là để duy trì chức năng bình thường vốn có của thận, nhờ đó mà sức khỏe con người được đảm bảo. Thông qua quá trình chạy thận nhân tạo, các chất thải, muối khoáng và nước dư thừa trong cơ thể được đào thải, không bị ứ đọng lại; lượng kali và natri được kiểm soát giúp cho huyết áp ổn định và giữ thăng bằng một số hóa chất trong máu.
Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra tốt đẹp ngoài việc thực hiện đúng và đủ các chỉ dẫn của bác sỹ điều trị, người bệnh cũng nên tự tìm hiểu và trang bị thêm cho mình những thông tin cần thiết để kết quả điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
Thực tế có rất nhiều trường hợp bệnh nhân suy thận tiến hành chạy thận nhân tạo do chủ quan trong quá trình giữ vệ sinh nơi cắm kim tiêm và không chú ý đến chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị mà kết quả điều trị diễn biến theo chiều hướng xấu.
Trong quá trình lọc máu, kim tiêm là một trong những dụng cụ y tế quen thuộc và cần thiết với mỗi bệnh nhân. Vì lọc máu được tiến hành định kỳ nên vùng da ở nơi cắm kim tiêm sẽ thường xuyên ở trong tình trạng bị trầy xước. Nếu không giữ vệ sinh tốt thì đây là con đường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và làm hại cơ thể. Để chăm sóc tốt nơi cắm kim tiêm, các bệnh nhân cần lưu ý những điểm sau:
+ Giữ nơi cắm kim tiêm luôn ở trong tình trạng sạch sẽ
+ Khi đo huyết áp đừng đặt bao lên trên chỗ cắm kim tiêm
+ Không sử dụng chỗ cắm kim tiêm cho việc tiêm thuốc điều trị bất kỳ một loại bệnh lý nào khác ngoài lọc máu
+ Không nằm đè nên vị trí cắm kim tiêm
+ Không nâng vật nặng bên tay có vị trí cắm kim
+ Đếm nhịp tim mỗi ngày tại mạch máu nơi cắm kim tiêm
Liên quan đến chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân cần thực hiện tốt chế độ ăn kiêng của bác sỹ. Loại bỏ muối và chất đạm trong khẩu phần ăn và chú ý lượng nước vừa phải cần nạp cho cơ thể mỗi ngày. Uống ít nước cũng không được nhưng nhiều quá thì lại cũng không tốt.