“Bệnh phù thận có chữa được không?”, “ Bệnh phù thận có nguy hiểm không?”,… là những câu hỏi thường gặp của mỗi người bệnh sau khi nghe kết luận từ Bác sỹ điều trị của mình.
Có thể hiểu cho sự hoang mang và lo sợ của họ vì trước khi phải đối mặt với những khó chịu do phù thận gây ra, người mắc chứng phù thận đã từng trải qua một giai đoạn điều trị mệt mỏi trước đó.
Trong y học, “phù thận” là một thuật ngữ chuyên môn được các nhà y tế gọi tắt cho nhanh, còn nguyên văn của nó là các bệnh phù có nguyên nhân tại thận. Viêm cầu thận ( cấp tính và mãn tính), hội chứng hư thận, tổn thương thận do các bệnh trong các bệnh nội khoa là căn nguyên sâu xa dẫn đến phù thận.
Người mắc chứng phù thận hoàn toàn có thể yên tâm về khả năng chữa khỏi thành công căn bệnh này. Chỉ trừ trường hợp xấu, bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn thận hư thì mọi thứ sẽ trở nên khó khăn.
Quá trình điều trị phù thường có ba giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu: kết hợp điều trị bằng chế độ ăn kiêng đi kèm với việc truyền đạm nếu lượng albumin trong cơ thể bệnh nhân không tăng lên nhiều sau khi sử dụng các thực phẩm giàu đạm. Ngoài việc ăn nhạt, duy trì lượng muối từ 1 – 2g/ngày, người bệnh nên uống nước bằng với lượng nước tiểu thải ra trong 1 ngày.
Thông thường, nếu bệnh nhân thực hiện tốt chế độ ăn kiêng do Bác sỹ tư vấn thì ngay trong giai đoạn đầu, chứng phù thận đã có thể thuyên giảm.
+ Giai đoạn 2: điều trị tăng huyết áp
Trong các bệnh gây nên tình trạng phù do thận thì luôn có tăng huyết áp. Điều trị tăng huyết áp để làm giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch và cũng để giảm phù. Vì lý do đó, điều trị tăng huyết áp rất quan trọng.
+ Giai đoạn 3: điều trị dự phòng nhiễm khuẩn do phù
Quá trình điều trị được tiến hành bằng thuốc kháng sinh theo liều chỉ định của Bác sỹ.
Như vậy, bệnh nhân phù thận và những người quan tâm đến bệnh lý này hoàn toàn có thể yên tâm trước câu hỏi: Bệnh phù thận có chữa được không? Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để tránh phải chịu đựng những vất vả và mệt mỏi do bệnh tật mang lại mỗi người hãy duy trì một chế độ sinh hoạt hợp lý, thường xuyên tập thể dục và đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần.