Phù là tình trạng tích đọng nước trong các cơ quan tổ chức dưới da hoặc phủ tạng. Quá trình tích đọng nước có thể là hệ quả của nhiều cơ chế, điều này dẫn đến việc phù có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh khác nhau. Việc tìm ra nguyên nhân phát sinh phù nhiều khi là vấn đề đơn giản, song cũng có lúc trở nên khó khăn.
Trong số hàng loạt bệnh có thể là nguyên nhân gây nên phù thì các bệnh lý liên quan đến thận, điển hình như viêm cầu thận được xếp đầu bảng. Lý do này khiến cho bệnh phù thận được rất nhiều người quan tâm.
Vậy phù thận là gì?
Phù thận là tình trạng tích đọng nước ở mặt ( hai bên mí mắt), ở hai chi dưới ( trước xương chày, quanh mắt cá, mu bàn chân) đi kèm với các triệu chứng rải rác như: mệt mỏi, đau âm ỉ vùng thắt lưng, ăn không ngon. Các biểu hiện như tăng cân đột ngột đi kèm với rối loạn tiểu tiện cũng là những dấu hiệu cảnh báo của phù thận. Rối loạn tiểu tiện là một trong những triệu chứng rất thường gặp ở bệnh nhân phù thận và nó tương đối đa dạng. Các dạng điển hình của rối loạn tiểu tiện bao gồm: Tiểu dắt, tiểu khó, tiểu không hết, tiểu đau buốt,…
Hậu quả của phù thận
Phù thận sẽ khiến cho người bệnh phải đối mặt với hàng loạt các rắc rối trầm trọng như:
+ Áp lực keo của máu bị suy giảm.
+ Giảm mức lọc cầu thận
+ Cường aldosteron thứ phát
+ Tăng ADH
+ Tăng tính thấm của thành mạch
Cách tốt nhất để phòng bệnh phù thận
Như đã trình bày ở trên, phù thận xuất hiện là hệ quả tất yếu đi kèm với các bệnh lý liên quan đến thận như: Viêm cầu thận (cấp tính và mãn tính), hội chứng hư thận, tổn thương thận do các bệnh trong các bệnh nội khoa,…do đó cách tốt nhất để phù thận không xuất hiện là chặn đứng sự có mặt của các bệnh lý kể trên. Mỗi người hoàn toàn có thể kiểm soát được điều đó thông qua việc duy trì lịch khám sức khỏe cá nhân một cách đều đặn. Quá trình thăm khám thường xuyên sẽ giúp bạn yên tâm hơn với sự nảy sinh âm thầm của tất cả các căn bệnh chứ không riêng gì phù thận.