Bạn biết gì về bệnh thận nhiễm mỡ?

Với những người chưa biết gì về mỡ thận mà muốn tra cứu thông tin trên các trang công cụ tìm kiếm thì kết quả nhận được sẽ là hàng loạt các thông tin liên quan đến thận nhiễm mỡ. Thậm chí trong các đường link dẫn thông tin về thận nhiễm mỡ cũng không hề đề cập đến “bệnh mỡ thận”.

hoi-chung-thanhu

Trường hợp này rất dễ làm nảy sinh sự hoài nghi trong đầu người tìm kiếm: bệnh mỡ thận và bệnh thận nhiễm mỡ có phải là hai loại bệnh khác nhau không?

Đáp án chính xác cho câu hỏi đó là không. Bởi, thuật ngữ “mỡ thận” chính là một tên gọi khác của chứng bệnh thận nhiễm mỡ. Tên gọi này ít khi được sử dụng trong các bài viết đăng tải trên các trang mạng.

Vậy thận nhiễm mỡ hay mỡ thận là một chứng bệnh như thế nào?

Mỡ thận được sử dụng để chỉ chung cho tất cả các bệnh có phù, giảm đạm máu, tiểu đạm và tăng mỡ máu. Nguy cơ mỡ thận xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên số ca mắc mỡ thân ở nam giới nhiều hơn phụ nữ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh mỡ thận

Mỡ thận là một căn bệnh mãn tính đòi hỏi quá trình điều trị phải lâu dài. Biểu hiện dễ nhận biết nhất của bệnh là chán ăn, thiếu hụt cân nặng và xuất hiện hội chứng phù do giảm lượng đạm trong máu.

Cách điều trị bệnh mỡ thận

Như đã trình bày ở trên, mỡ thận là một căn bệnh mãn tính và đòi hỏi một quá trình điều trị lâu dài. Không có bất kỳ một liệu pháp điều trị đặc hiệu nào cho căn bệnh này ngoài việc điều trị triệt tiêu các triệu chứng của bệnh. Cụ thể:

+ Phù là yếu tố đầu tiên cần tiến hành can thiệp gấp. Bởi, nó là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng suy thận vô cùng nguy hiểm. Ở giai đoạn phù lớn, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn nhạt tuyết đối. Khi phù giảm tương đối thì có thể gia tăng thêm một chút muối trong khẩu phần ăn để tránh tình trạng ngán ăn dẫn đến thể lực suy kiệt.

+ Tiếp đó cần can thiệp để hạ huyết áp: giảm huyết áp trung bình hoặc ít nhất là huyết áp tâm thu có tác dụng bảo vệ thận.

+ Nếu xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn thì người bệnh cần được điều trị kịp thời bằng kháng sinh.

chua-mo-mau...2

Ngoài ra, để kiểm soát tốt mọi diễn biến của bệnh thì cần tiến hành kiểm tra thường xuyên các chỉ số: nhiệt độ, cân nặng, huyết áp; theo dõi lượng nước tiểu liên tục trong 24h, xét nghiệm protein 24h, xét nghiệm Ure 1 lần\tuần, xét nghiệm Creatinnin máu 2 lần\tuần và xét nghiệm công thức máu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *