Đậu xanh không chỉ nổi tiếng với những món ăn ngon mà còn nổi tiếng bởi những lợi ích từ việc sử dụng nó. Theo y học cổ truyền, đậu xanh có vị ngọt, tính mát, vào các kinh tâm, vị, với công năng thanh nhiệt, tiêu thử, lợi thủy, giải độc, mát gan, thường được người dân sử dụng điều trị một số chứng bệnh thường gặp trong mùa hè như mụn trứng cá, ung nhọt…Vỏ đậu xanh có tác dụng trị sốt cao, phiền khát, hôn mê, co giật. Giá đậu xanh hỗ trợ trị viêm niêm mạc miệng, táo bón, viêm đường tiết niệu, tiểu buốt dắt, nước tiểu nóng đỏ, viêm niêm mạc lưỡi, miệng, táo bón, hoặc đi ngoài ra máu… Vậy đậu xanh và bệnh tiểu đường có gì liên quan đến nhau? Bài viết sau sẽ đưa ra một số thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, Đậu xanh có thành phần dinh dưỡng cao, hạt chứa nước 14%; protid 23,4%, lipid 2,4%, glucid 53,10%, cellulose 4,7%. Còn có các nguyên tố vi lượng Ca, P, Fe và các vitamin (tiền sinh tố A, B1, B2, PP, C). Còn có phosphatidyl choline, phosphatidylethanolamine, phosphtidylinositol, phosphatidylserine; phosphatidicacid. Đậu xanh còn là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan. Chất này đi qua đường tiêu hóa, lấy đi những chất béo thừa và loại bỏ khỏi cơ thể trước khi hấp thụ, nhất là cholesterol. Do đó, đậu xanh giúp người béo kiềm chế sự thèm ăn và giảm lượng chất béo nguy hiểm cho cơ thể. Đồng thời đậu xanh giúp ổn định lượng đường trong máu sau bữa ăn nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Lợi ích từ đậu xanh và bệnh tiểu đường dần được nhiều người biết đến và áp dụng.
Dưới đây tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng giới thiệu 4 món ăn từ đậu xanh góp phần phòng chống bệnh đái tháo đường.
Món 1: Bí đỏ 450 g, đậu xanh 200 g. Cách chế biến gồm bí đỏ rửa sạch, gọt vỏ, bỏ ruột và hạt, thái miếng, đậu xanh đãi sạch rồi cho vào nồi hầm cùng với bí đỏ cho thật nhừ, cho đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Món bí đỏ đậu xanh sẽ mang lại cho bạn bổ trung ích khí, thanh nhiệt và làm hết khát, dùng rất tốt cho người bị tiểu đường.
Món 2: Đậu phụ 100 g, mướp đắng 150 g, dầu lạc và gia vị vừa đủ. Sau khi có các nguyên liệu, mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột và hột, thái miếng; cho dầu lạc vào chảo đun nóng già rồi bỏ mướp đắng vào xào cho đến khi gần chín thì cho tiếp đậu phụ vào, đun to lửa một lúc là được, cho đủ gia vị, ăn nóng mỗi ngày một lần. Món ăn này giúp thanh nhiệt, làm hạ đường huyết.
Món 3: Đậu phụ 200 g, nấm rơm 100 g, dầu đậu tương và gia vị vừa đủ. Đậu phụ thái mỏng, nấm rơm rửa sạch; cho dầu lạc (thực vật) vào chảo đun nóng già rồi cho đậu phụ và nấm vào xào to lửa một lát là được; cho đủ gia vị, ăn nóng. Món thứ 3 này giúp giảm dự trừ mỡ, giảm béo, thích hợp cho người bị tiểu đường bị béo phì, tăng huyết áp và bệnh động mạch vàng tim.
Món 4: Đậu phụ khô 100 g, rau cải xoăn 500 g, dầu đậu tương và gia vị vừa đủ. Cách chế biến là đậu phụ thái miếng, rau cải rửa sạc, cắt đoạn; đem xào hai thứ với dầu đậu tương, cho ít gia vị, dùng làm thức ăn hằng ngày. Món ăn này phù hợp cho người bị bệnh tiểu đường khả năng tiêu hóa kém hay táo bón.
Trên đây là một số lợi ích của việc dùng đậu xanh và bệnh tiểu đường, hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho mọi người. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hiện tại Vườn Thảo Dược đang có một số sản phẩm hỗ trợ bệnh tiểu đường. Các bạn có thể tham khảo cuối bài viết hoặc gọi điện ngay tới hotline để được tư vấn miễn phí.