Thiếu máu ở bệnh thận

Thiếu máu là thước đo chuẩn nhất cho tình trạng bệnh thận mà bạn đang mắc phải. Thận suy càng nặng thì máu thiếu càng nhiều, và điều trị thiếu máu là một trong những phương pháp quan trọng để gìn giữ thận trong tình trạng suy thận mạn.

thiếu máu rất nguy hiểm ở bệnh nhân suy thận
thiếu máu rất nguy hiểm ở bệnh nhân suy thận

Vì sao thiếu máu xảy ra ở người suy thận?

Thiếu máu ở bệnh thận là hậu quả của nhiều yếu tố khác nhau. Tình trạng thiếu máu này sẽ kéo theo nhiều triệu chứng lâm sàng quan trọng như hội chứng ure máu cao.

Khi bệnh nhân suy thận mãn tính thì lượng nerphron giảm dần dẫn đến:

Giảm chức năng ngoại tiết của thận: nồng độ ure, creatinin, aixt uric trong máu tăng đột biến. Tình trạng này có thể được coi là “sát thủ” gây nên tình trạng tan máu và lượng hồng cầu giảm đáng kể.

Giảm chức năng nội tiết của thận: các tế bào ở ống thận giảm sản xuất erythropoietin (EPO). Nội tiết tố này kích thích sự hình thành của hồng cầu từ gai đoạn tiền nguyên hồng cầu đến giai đoạn hồng cầu non.

Thiếu chất: một yếu tố quan trọng không kém đó là cơ thể thiếu chất sắt, acid folic, các loại vitamin, protein và các thành phần cấu tạo nên hồng cầu do chất dinh dưỡng không được cung cấp đủ hoặc không thể hấp thu do gặp các tình trạng liên quan đến đường tiêu hóa.

Khi điều trị thiếu máu ở bệnh thận cần lưu ý những gì?

Để đánh giá kết quả của việc điều trị suy thận bệnh nhân cần lưu ý và theo dõi những dấu hiệu sau đây:

  1. Về mặt lâm sàng thì cần theo dõi:

Màu sắc của da và niêm mạc, tình trạng phù thũng và số đo huyết áp, các biểu hiện khác như nôn mửa, ợ chua, đi ngoài lỏng, phân có màu sẫm

2. Cận lâm sàng:

Đánh giá chức năng của thận qua các xét nghiệm chỉ số ure, creatinin máu, từ đó có thể ước tính mức độ lọc của cầu thận.

Các chỉ số huyết học: cần theo dõi sát sao số lượng hồng cầu, nồng độ huyết cầu, thể tích của hồng cầu, hồng cầu lưới, và tỷ lệ hồng cầu nhược sắc.

Ngoài ra càn chú ý đến các yếu tố như

  1. Nồng độ sắt trong huyết thanh
  2. Nồng độ  ferritin huyết thanh
  3. Độ bão hòa của transferrin của huyết thanh

Lưu ý: các thông tin trên rất quan trọng trong việc dùng thuốc liều cao hơn hay ngừng thuốc trong một thời gian nhất định.

Các triệu chứng của tình trạng thiếu máu ở bệnh thận:

Về hệ thần kinh thường có các dấu hiệu sau: trí nhớ giảm sút, khả năng tập trung kém, hoa mắt, chóng mặt, ù tai có trường hợp ngất xỉu.

Về hệ tim mạch: hồi hộp, đánh trống ngực, mệt, khó thở, một số trường hợp thiếu máu nặng có thể dẫn đến suy tim.

Về hệ tiêu hóa: chán ăn, ăn không tiêu, khó tiêu, viêm lưỡi.

Da xanh tái kém sắc, móng tay khô bong, tóc khô gãy rụng.

Hệ sinh dục: nam giảm khả năng tình dục, nữ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Hệ cơ, xương khớp: đau mỏi cơ.

Khuyến cáo: trong trường hợp này không nên truyền máu vì nguy cơ nhiễm độc tế bào và lây nhiễm một số bệnh qua đường máu rất cao vì sức đề kháng của bệnh nhân yếu khi thận bị tổn thương nặng.

Thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn là kết quả của nhiều yếu tố.
Thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn là kết quả của nhiều yếu tố.

Để điều trị thiếu máu ở bệnh thận và điều trị bằng phương pháp lọc máu chu kỳ có hiệu
quả cao, ngoài những thuốc và các yếu tố nêu trên, bệnh nhân cần tăng
cường luyện tập cơ bắp cùng sự thoải mái tinh thần sẽ đem lại sự phục hồi
nhanh chóng khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *