Bệnh tiểu đường là một trong nhóm bệnh mà trong máu chứa nhiều đường glucose. Là một căn bệnh rất phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Những bệnh nhân đang chung sống với bệnh tiểu đường đều có mong muốn chữa khỏi bệnh mặc dù kèm theo đó là rất nhiều điều lo lắng vì đây là căn bệnh nguy hiểm, nhiều biến chứng, nếu không được can thiệp thì bệnh sẽ có những diến biến nặng và ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Bệnh tiểu đường có rất nhiều nguyên nhân gây nên như: Chế độ ăn uống không hợp lý, tinh thần căng thẳng, béo phì hoặc do di truyền…
Bệnh tiểu đường được chia thành hai tuýp.
Tiểu đường tuýp I:
Là căn bệnh mà tuyến tụy không thể sản xuất được insulin gây ra biến chứng nguy hiểm. Tây y điều trị bằng phương pháp tiêm thêm insulin hằng ngày để cung cấp lượng insulin mà cơ thể thiếu.
Tiểu đường tuýp II:
Là tình trạng tuyến tụy vẫn còn khả năng sản xuất ra insulin nhưng lượng không đủ so với nhu cầu của cơ thể. Phương pháp điều trị chứng tiểu đường tuýp II không phải tiêm insulin như tuýp I nhưng bệnh nhân vẫn phải dùng thuốc hằng ngày để đề phòng những biến chứng có thể xảy ra đột ngột.
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường đó là suy thận, những bệnh nhân không có khả năng lọc máu hay ghép thận thì khả năng ảnh hưởng đến tính mạng là rất cao. Không những thế, suy thận còn kéo theo những biến chứng khác như tăng huyết áp, bệnh lý mạch máu, bệnh lý ở võng mạc… Biến chứng suy thận cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh đái tháo đường.
Một số dấu hiệu của bệnh thận:
- Đau lưng
Thường bệnh nhân chỉ có cảm giác tức ở lưng, có khi đau thắt nếu mắc sỏi thận.
- Phù
Phù thường xảy ra ở tứ chi, bệnh nặng thì toàn thân do thận bị tổn thương và không thể đào thải được chất độc ra ngoài, chất cặn bã bị tích tụ lại gây phù nề.
- Nước tiểu đổi màu
Với những người có sức khỏe bình thường thì nước tiểu có màu vàng nhạt, nếu uống ít nước thì nước tiểu có màu vàng đậm.
Một số dấu hiệu thường gặp khác như: Khó thở, mệt mỏi, sốt, chán ăn, nôn ói, gầy, sút cân…
- Điều trị
Điều trị bệnh tiểu đường là một quá trình phức tạp và lâu dài, đặc biệt khi bệnh nhân đã có biến chứng suy thận. Cần phải có phác đồ điều trị riêng biệt vì đây là hai căn bệnh “phối hợp” với nhau.
- Bệnh nhân cần lưu ý đến việc duy trì đường huyết luôn ổn định, dùng thuốc kết hợp với chế độ ăn và luyện tập, khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nên đi xét nghiệm nước tiểu mỗi năm 1 lần để đề phòng các biến chứng của bệnh tiểu đường.