Cảnh báo mức độ gia tăng số người mắc lao thận

Theo thống kê y tế, trong những năm gần đây số ca bệnh lao thận có xu hướng tăng cao ở Châu Âu, các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lao thận dải đều ở khắp các lứa tuổi: từ trẻ nhỏ, vị thành niên, người trưởng thành và người già. Tuy nhiên, nếu để khoanh vùng nhóm tuổi có số lượng người mắc bệnh lao thận thì con số được giới chuyên môn đưa ra là từ 20 – 40 tuổi.

Lao thận đứng hàng thứ hai và thứ phát sau lao phổi. Theo các thống kê y học, cứ 3 bệnh nhân có mủ ở thận thì có 1 là do lao. Bệnh lao thận có quá trình tiến triển chậm song nếu được chuẩn đoán sớm thì việc điều trị mới đem lại hiệu quả như mong muốn.

benh-lao-than

Nguyên nhân gây ra lao thận

Lao thận phát sinh do sự xuất hiện của trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis, một trong gần 30 loại thuộc chủng tộc Mycobacteria.

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh lao thận

Bênh lao thận có các biểu hiện lâm sàng như:

+ Sốt kéo dài, thời điểm sốt phát sinh thường là khi trời đổ về chiều

+ Người bệnh xuất hiện các triệu chứng đau thắt lưng, đau hông

+ Tình trạng đái buốt, đái rắt, đái ra máu, bí tiểu sảy ra thường xuyên và phức tạp

+ Người bệnh bị sút cân đột ngột, kém ăn, ăn không ngon miệng

+ Hay đổ mồ hôi về đêm

Ngoài ra, ở nam giới còn xuất hiện chứng sưng đau tinh hoàn, rò hậu môn; ở nữ giới xuất hiện tình trạng đau hố chậu hai bên, khí hư.

benh- lao -than

Cách chữa trị bệnh lao thận

Trước kia, khi điều trị nội khoa chưa phát triển thì cách chữa trị bệnh lao thận chủ yếu dựa vào ngoại khoa. Theo đó, bệnh nhân lao thận được chỉ định chữa trị theo các cách sau:

+ Cắt bỏ một phần thận

+ Cắt thận

+ Chỉnh hình ,sửa chữa, tái tạo đường dẫn niệu

Tùy thuộc theo mức độ tổn thương thận do lao thận gây ra và bệnh nhân được chỉ định một trong các cách trên.

Ngày nay, khi điều trị nội khoa trong lĩnh vực thận phát triển, thì dường như điều trị lao thận nội khoa đang dần thay thế cho các phương pháp ngoại khoa đã có từ trước đó. Trong điều trị lao thận nội khoa, có 6 loại thuốc được Tổ chức y tế thế giới ( WHO) công nhận là các thuốc chống lao chính, bao gồm: Isoniazid (H), Rifamycin (R), Pyrazinamid (Z), Ethambutol (E), Streptomycin (S), Thioacatazon (Tb1) – loại này ít được sử dụng.

Việc sử dụng các loại thuốc này cần tuân thủ theo một số nguyên tắc trong điều trị bệnh nhân lao: sớm, phối hợp 3 thứ thuốc, dùng đều đặn, đủ thời gian theo 2 giai đoan, tất cả các thuốc đều dùng cùng một lúc và vào một giờ nhất định trong ngày, dưới sự hướng dẫn và giám sát của các nhân viên y tế. Cần phối hợp điều trị toàn diện kết hợp với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *