Bệnh áp xe thận
Trên cơ thể con người, vì một số lý do gì đó mà cơ thể xuất hiện những vùng nhức nhối. Các bác sĩ chuyên ngành gọi đó là áp xe.
Áp xe là gì ?
Áp xe là một vùng mụn có mủ, sinh ra do vi trùng, nấm và có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể.
Những áp xe xuất hiện ở ngoài cơ thể như ở trên có thể dễ phát hiện và điều trị, nhưng những áp xe xuất hiện trong cơ thể sẽ nguy hiểm hơn bởi những diễn biến âm thầm sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng.
Bệnh áp xe thận là gì?
Áp xe thận do cầu khuẩn gây nên và thường có xu hướng xuất hiện đột ngột.
Triệu chứng của bệnh áp xe thận:
- Sốt cao
- Rét run
- Mạch nhanh
- Đau thắt lưng
- Đi tiểu ra mủ
- Bệnh nhân có những đợt sốt nhiễm khuẩn và tình trạng sức khỏe suy sụp dần. Ở trường hợp cấp tính, ta có thể sờ thấy một khối u cứng và có cảm giác đau khi sờ vào vùng tổn thương.
Ở những bệnh nhân có diễn biến bệnh chậm hơn, bệnh không có những phản ứng dữ dội, nhưng khi siêu âm thì thấy thận căng to, đau, hoặc có thể nhìn thấy ổ áp xe, khi chọc dò có thể thấy mủ chảy ra.
Điều trị bệnh áp xe thận thế nào?
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị áp xe ở thận nhưng phương pháp khả quan nhất gồm có:
- Điều trị nội khoa: nâng cao thể trạng bằng thuốc kháng sinh.
- Điều trị thủ thuật: chọc dò ổ áp xe qua thành bụng sau đó hút mủ và rửa ổ áp xe.
- Điệu trị phẫu thuật: trích mủ, lấy nguyên nhân gây ứ tắc đường niệu. Trường hợp thận bị hủy hoại hoàn toàn chức năng thì cần cắt bỏ thận.
- Chỉ định điều trị:
Giai đoạn đầu: cần dùng kháng sinh và theo dõi tình trạng bệnh
Khi ổ mủ đã hình thành: trích tháo mủ và điều trị kháng sinh để tránh tình trạng nhiễm trùng.
Điều trị biến chứng: trường hợp ổ mủ bị rò, vỡ, cần cắt bỏ phần ổ mủ và ngăn chặn tình trạng mủ vỡ vào các cơ quan khác trong cơ thể.