Bệnh án Đông y sỏi thận
Sỏi thận là một căn bệnh rất phổ biến ngày nay, tuy nhiên khi có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe và tìm ra bệnh thì lúc đó, bệnh đã diễn biến xấu và rất khó để điều trị. Thậm chí có rất nhiều người chủ quan, không có ý thức bảo vệ sức khỏe dẫn đến những biến chứng đáng tiếc.
Bệnh án Đông y sỏi thận có những triệu chứng sau:
Đau tức vùng thắt lưng, bụng cho đến vùng duới háng. Các cơn đau có thể kéo dài từ 20 – 60 phút.
Tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu đục, đái ra máu.
Buồn nôn, nôn mửa.
Sốt, ớn lạnh.
Sốt, nhiễm trùng toàn thân, sốt nhiễm khuẩn.
Sỏi thận hay còn được gọi là sỏi đường tiết niệu, là tình trạng xuất hiện sỏi ở hệ thống đường tiểu như thận, bàng quang, niệu đạo. Sỏi thận được hình thành từ những chất lắng cặn trong cơ thể, chúng bám quanh một hạt nhân hữu cơ. Khoảng 90% hạt sỏi chứa canxi, sau khi hình thành chúng đi vào niệu quản. Cũng khoảng 90% hạt sỏi có kích thước nhỏ có thể dễ dàng lọt qua niệu quản mà không gây tắc. Nhưng những trường hợp hòn sỏi lớn chúng có thể gây tắc niệu quản và gây nên những cơn đau dữ dội vùng lưng hông phía sau sau đó đau lan tỏa hướng xuống háng theo đường tiểu. Kèm theo cơn đau thận là những triệu chứng sốt, ớn lạnh. Bệnh hay xảy ra thứ phát sau khi bị các rối loạn chuyển hóa canxi như thừa Vitamin D, loãng xương, tăng năng tuyến cận giáp trạng. Lứa tuổi có nguy cơ mắc sỏi thận cao nhất tầm từ 30 – 50 tuổi.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận:
- Rối loạn chuyển hóa canxi, phot-pho, axit uric.
- Những người có các chứng bệnh về đường tiết niệu từ khi mới sinh ra.
- Sỏi thận do sự lắng đọng.
- Do uống không đủ nước hoặc lúc uống thì uống quá nhiều, không uống đều trong cả ngày dẫn tới sự lắng đọng các chất tạo thành sỏi trong cơ thể.
- Do đường tiểu có vấn đề làm cho nước tiểu không thoát được hết ra ngoài. Để lâu ngày bị tích trữ, lắng đọng và tạo thành sỏi
- Do bị u xơ tiền liệt tuyến khiến cho nước tiểu bị đọng lại các khe.
- Ngoài ra cũng có thể do người bệnh bị chấn thương nặng như ở đùi, phải nằm một chỗ ít đi lại và uống nhiều sữa, ít nước cũng có thể dẫn tới sỏi thận.
- Do chế độ ăn uống không hợp lý: Do không cân bằng được khẩu phần ăn hoặc do ăn quá nhiều rau, quá nhiều thịt cũng là nguyên nhân dẫn tới sỏi thận.
Tây y điều trị bệnh theo phác đồ chống viêm nhiễm, giảm đau còn đông y điều trị bênh theo phác đồ bài thạch, chống viêm, kiện tỳ ích khí.
Đông y có bài thuốc “Tam kim bài thạch thang”.
Bài thuốc gồm các vị thuốc sau:
- Bông mã đề
- Chỉ xác
- Rễ cỏ tranh
- Đan sâm
- Đỗ trọng
- Hoàng kỳ
- Kê nội kim
- Kim tiền thảo
- Hoạt thạch
- Ngưu tất
- Ô dược
Trong đó có vị thuốc Kim tiền thảo giúp lợi niệu, bài thạch, bên cạnh đó thì Kê nội kim và Hoạt thạch cũng có tác dụng bài thạch. Trong bài thuốc thì 3 vị thuốc trên là chính nhưng để thuốc phát huy tác dụng tối đa thì cần thêm những vị thuốc khác như Bông mã đề giúp lợi tiểu. Rễ cỏ tranh với tác dụng lợi niệu, cầm máu trong trường hợp đi tiểu ra máu. Hoàng kỳ, ô dược, chỉ xác giúp dưỡng khí, hành khí. Đỗ trọng giúp bổ thận. Đan sâm hoạt huyết, bổ huyết.
Bài thuốc trên dựa theo quy tắc bổ huyết, hành khí, bài thạch, giảm đau.
Lời khuyên cho bệnh nhân sỏi thận:
- Nếu đã từng phẫu thuật bạn nên giữ lại viên sỏi để bác sĩ xét nghiệm cấu tạo và hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh.
- Uống đủ nước, khoảng trên 2.5 lít nước một ngày.
- Giảm canxi trong bữa ăn hằng ngày.
- Hạn chế ăn thịt, cá và các loại thịt gia cầm, thủy cầm nếu trong nước tiểu có Axit.