Ngưu tất hay còn gọi là hoài ngưu tất có tên khoa học Achyranthes bidentate là một vị thuốc Đông y có tác dụng kháng viêm, bổ can thận, lợi tiểu, chống loạn tiểu tiện…
Mô tả
Ngưu tất được trồng nhiều ở Ấn Độ, Nepal, Hồ Nam (Trung Quốc) và ở Việt Nam, thuộc loại cây thảo, cao khoảng 1-2m. Thân cây mảnh, hơi vuông. Lá hình trứng, mọc đối, đầu nhọn, rộng 2-5cm. Hoa mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá.
Vào khoảng tháng 11, khi cây bắt đầu úa vàng, người ta đem thu hái về rửa sạch, sấy khô hoặc phơi.
Tác dụng dược lý
Theo Đông y, ngưu tất có vị đắng, tính chua và ôn có tác dụng quy kinh can, thận, mạnh gân cốt, phá ứ huyết, tiêu ung độc.
Ngưu tất dùng để chữa các bệnh như thấp khớp, bế kinh, đau bụng kinh, đau lưng, cao huyết áp, tiểu tiện ra máu, bệnh tăng choresterol máu, khó sinh hoặc ứ huyết sau sinh, chấn thương, tụ máu.
Trong dân gian, ngưu tất cũng được dùng để chữa sốt rét lâu ngày không khỏi.
Đối tượng sử dụng
-Dùng cho người đau vùng chân và thắt lưng.
-Dùng cho người thận yếu, thận hư, rối loạn đường niệu.
Một số bài thuốc thường dùng
-Chữa đau đầu, hoa mắt, chóng mặt: Dùng phối hợp các vị thuốc ngưu tất + đại giả trạch + mẫu lệ + long cốt dưới dạng trấn can tức phong thang.
-Chữa loét miệng và sưng lợi: Dùng phối hợp ngưu tất với tri mẫu và địa sinh trùng.
-Rối loạn đường niệu như đi tiểu đau, nước tiểu ít hoặc tiểu ra máu: Dùng phối hợp các vị thuốc ngưu tất, thông thảo, cù mạch, hoạt thạch dưới dạng ngưu tất thang.
-Chữa nôn ra máu, chảy máu cam: Dùng phối hợp ngưu tất, trắc bách diệp, tiểu kế và bạch mao căn.
-Chữa bế kinh, kinh không thông: lấy 20g ngưu tất sắc nước uống với rượu.
-Trị bạch hầu: 7 phần ngưu tất và 3 phần cam thảo, sắc lấy nước uống thay trà.
Chú ý
-Liều dùng: 6-10g/ngày
-Không dùng cho phụ nữ có thai và kinh nguyệt không dùng.
Reviews
There are no reviews yet.