Bệnh tiểu đường là một loại rối loạn chuyển hóa của cơ thể và có các triệu chứng chủ yếu là uống nhiều nước, nước tiểu nhiều, đói nhiều, lượng đường trong máu và nước tiểu tăng cao (lượng đường trong máu > 7mmol/l = 1.2g/l). Theo Y học cổ truyền, các triệu chứng trên nằm trong phạm trù chứng Tiêu khát. Tiêu có nghĩa là thiêu đốt, đốt cháy trong chữ Tiêu có bộ Hỏa, để diễn tả loại bệnh lý do Hỏa thiêu đốt làm cạn khô huyết dịch, tân dịch khô thì phát khát, khi khát uống bao nhiêu cũng không cảm thấy đủ, uống vào đi tiểu ra ngay. Tiêu khát được định nghĩa là chứng khát đi kèm với uống nhiều, ăn nhiều mà người lại gầy hóc.
Theo Y học cổ truyền chữa bệnh tiểu đường bằng Đông y gồm một số bài thuốc sau: với những bệnh nhân thể phế táo vị nhiệt (Thiên về thượng tiêu) thường biểu hiện phiền khát uống nhiều, hay đói, hình dáng gầy còm, miệng khô lưỡi ráo, mép lưỡi nhọn đỏ, mạch hoạt sác. Phương pháp điều trị thể này là nhuận táo dưỡng âm thanh nhiệt với bài thuốc gồm thạch hổ gia nhân sâm thang phối hợp ích vị thang gia giảm, sinh thạch cao 60g (sắc trước), cam thảo 6g, sa sâm 15g, sinh địa 30g, thiên hoa phấn 15g, tri mẫu 15g, đẳng sâm 15g, nạch đông 12g, ngọc trúc 15g. Thể thứ hai của bệnh tiểu đường là thể thận âm suy (thiên về hạ tiêu).
Người bệnh thường tiểu nhiều lần, lượng nhiều, nước tiểu ngầu đục như nước đường, eo lưng mỏi mất sức, miệng khô lưỡi đỏ, hoặc lưỡi nhẵn đỏ không rêu, mạch tế sác. Phương pháp điều trị trong y học cổ truyền là tư dưỡng thận âm với bài thuốc gồm sinh đại 15g, hoài sơn dược 30g, phục linh 12g, trạch tả 12g, nữ trinh tử 12g, bạch thược 12g, thục địa 15g, sơn thù du 15g, đan bì 9g, cẩu kỷ tử 12g, đồng tật lê 12g. Với thể trường vị hoả uất (Thiên về trung tiêu) được biểu hiện ăn nhiều, chóng đói, cồn ruột, gầy sút nhanh. Chữa bệnh tiểu đường bằng Đông y thực sự có rất nhiều phương thuốc, bởi nguồn thuốc cũng đa dạng và phong phú.
Phương pháp điều trị: dưỡng vị sinh tân gồm bài thuốc với sâm 32g, sinh địa 32g, mạch môn 32g, thiên hoa phấn 32g, hoàng liên 10g. Thể âm dương đều như tiểu nhiều lần, nước tiểu vẩn đục như nước đường, sắc mặt xám đen hoặc trắng bệch, hoặc có phù, hoặc đi ngoài nát loãng, nặng thì đi lỏng, sợ rét sợ lạnh, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch trầm tế vô lực. Phương pháp điều trị thể này gồm bài thuốc như thục địa 30g, sơn thù du 15g, đan bì 9g, nhục quế 3g (nuốt), sơn dược 30g, phục linh 15g, trạch tả 9g, phụ tử 6g (sắc trước).
Thể cuối cùng rất quan trọng là thể ứ huyết. bài thuốc điều trị thể này gồm: ngũ linh chi 15g, xuyên khung 9g, đương quy 12g, đào nhân 9g, đan bì 9g, diên hồ sách 9g, hồng hoa 9g, xích thược 9g, ô dược 6g, chỉ xác 9g.
Các bài thuốc trên cho vào 1 lít nước, sắc lấy 300ml nước thuốc, chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 30 phút. Tuy nhiên, điều trị bệnh phải phụ thuộc thể trạng người bệnh để có phương pháp điều trị cụ thể, hợp lý. Do đó, sử dụng thuốc không đúng với thể trạng bệnh tức là cùng một bài thuốc nhưng bệnh nhân nào cũng sử dụng giống nhau sẽ dẫn tới phản ứng ngược với thuốc, có thể gây nguy hiểm tính mạng cho người bệnh. Trường hợp này thường gặp ở những cơ sở khám chữa bệnh Đông y mà lương y không được đào tạo bài bản, không có giấy phép hành nghề.
Trên đây là một số thông tin về chữa bệnh tiểu đường bằng Đông y, hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho mọi người. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hiện tại Vườn Thảo Dược đang có một số sản phẩm hỗ trợ bệnh tiểu đường. Các bạn có thể tham khảo cuối bài viết hoặc gọi điện ngay tới hotline để được tư vấn miễn phí.