Đối với nhiều bệnh nhân tiểu đường, biến chứng bàn chân bị phù là một trong những hệ quả khá nghiêm trọng, bởi bàn chân có vấn đề thì khả năng vận động, đi lại cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn. Vậy tại sao bệnh tiểu đường gây phù chân? Hãy đọc bài viết chúng tôi cung cấp sau đây để hiểu rõ hơn.
Bệnh tiểu đường liên quan đến lượng glucose trong máu tăng cao, người bệnh cần kiểm soát đường huyết để duy trì cuộc sống, tránh để lại những biến chứng nặng nề đến tim, thận, mắt, thần kinh hơn nữa là phải kể đến bàn chân. Do chân là bộ phận cách xa tim nhất, tại đây các mạch máu nhỏ bị tắc nghẽn do ảnh hưởng của nồng độ glucose trong máu, dẫn đến tích nước do các bộ phận gần tim hơn như thận không thực hiện được chức năng đào thải bình thường, chính vì vậy biến chứng là bệnh tiểu đường gây phù chân. Chính vì vậy, bàn chân sẽ có hiện tượng sưng to lên, tạo nên những bọng nước, một phần cũng do suy hệ tĩnh mạch, làm cho các ven tĩnh mạch xung quanh bị phồng lên. Khu vực bị phù thường có màu nhạt trong hơn các vùng khác, nhìn sẽ có cảm giác có nước bên trong.
Tính chất phù
Mức độ phù ít hay nhiều, phù to lên nhanh hay chậm tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người. Để theo dõi sự tiến triển của phù thì bạn cần theo dõi cân nặng thường xuyên. Các vị trí hố lõm ở chân nếu bị sưng phù lên thì khi ấn sẽ khó trở lại trạng thái ban đầu, hơn nữa ấn vào cảm giác rất mềm. Bên cạnh đó việc chú ý tới thời gian trong ngày chân phù to hơn cũng rất quan trọng vì đây sẽ là tiêu chí chẩn đoán mức độ phù và xác định phù do tiểu đường hay một bệnh lý khác gây ra.
Làm sao để phát hiện phù?
Đây là một triệu chứng bằng mắt thường cũng có thể quan sát được. Bạn sẽ thấy nặng chân hơn bình thường, vùng da nhạt màu, ấn vào bị lõm xuống và mất khá lâu mới trở về dạng ban đầu. Nếu bạn bị tiểu đường thì cần chú ý đến triệu chứng này để được chữa trĩ kịp thời, vì đây như là những biến chứng nguy hiểm của bệnh gây ra. Ngoài ra khi chế độ ăn uống bình thường, tuy nhiên cân nặng lại tăng lên quá nhanh chỉ trong khoảng thời gian ngắn thì bạn cũng cần lưu ý, đi khám bác sĩ ngay.
Trên đây là một số thông tin cung cấp cho bạn đọc để trả lời câu hỏi tại sao bệnh tiểu đường gây phù chân, hy vọng chúng ta sẽ giữ chế độ sinh hoạt, điều trị để phòng tránh biến chứng này.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hiện tại Vườn Thảo Dược đang có một số sản phẩm hỗ trợ bệnh tiểu đường. Các bạn có thể tham khảo cuối bài viết hoặc gọi điện ngay tới hotline để được tư vấn miễn phí.