Có một thời kỳ do công tác y tế chưa thực sự sâu rộng, lao trở thành một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe chung của cộng đồng. Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của mạng lưới y tế từ trung ương đến địa phương, công tác phòng bệnh cũng như điều trị được quan tâm nhiều, theo đó số lượng các ca bệnh lao thuyên giảm đáng kể.
Bệnh lao có hai thể thường gặp là lao phổi và lao thận. Trong đó, lao phổi thường được nhiều người biết đến hơn lao thận. Cụ thể:
Về định nghĩa
Lao thận là bệnh có căn nguyên sâu xa từ lao phổi. Cụ thể, là do vi khuẩn lao tồn tại trong phổi di chuyển theo đường máu đến thận và làm hư nhu mô thận tại một trong hai bên thận.
Hiểu một cách đơn giản, Bệnh lao thận là sự tổn thương nhu mô của một trong hai quả thận, do vi khuẩn lao phổi gây nên.
Khoanh vùng đối tượng hay mắc bệnh
Những người thường mắc bệnh lao thận nằm trong độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi và chủ yếu gặp phải ở nam giới.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh
Vi khuẩn lao phổi theo đường máu đến thận. Ban đầu nó làm tổn thương nhu mô thận, sau đó tiến vào đài, bể thận. Từ đây, trực khuẩn lao lan ra hệ tiết niệu và sinh dục. Lao thận phát triển một cách lặng lẽ, nên ở giai đoạn đầu ta chưa thể xác định được mức độ tổn thương mà trực khuẩn lao gây ra cho thận là ở mức độ nào (đã vào tới đài, bể thận chưa).
Ở thời kỳ bệnh toàn phát, lao thận biểu hiện thông qua các dấu hiệu sau:
+ Đái rắt, đi tiểu nhiều về đêm
+ Đái đục và có máu
+ Tiểu đau buốt
Các lưu ý trong phòng và điều trị bệnh lao thận
Lao thận là bệnh có căn nguyên sâu xa từ lao phổi. Do đó, cách tốt nhất đề ngừa bệnh lao thận là kịp thời phát hiện và điều trị dứt điểm lao phổi.
Với bệnh nhân lao thận, thì cần chú ý nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức; thực hiện chế độ ăn uống và dùng thuốc điều trị theo đơn của bác sỹ.