Bệnh phù thũng do thận

Phù thũng hay còn gọi là sưng phù, phù nề. Tình trạng này xảy ra do chất lỏng dư thừa bị mắc kẹt trong cơ thể. Phù có thể ảnh hưởng đến bất kì bộ phận nào của cơ thể, nhưng rõ rệt nhất là ở tứ chi.

Phù nề xảy ra do rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do người bệnh đang dùng một loại thuốc nhất định, phụ nữ mang thai hoặc do bệnh thận.

Để điều trị phù nề thì việc đầu tiên phải tìm ra nguyên nhân gây phù nề.

Phù thũng do thận

Thận được ví như nhà máy lọc của cơ thể, với chức năng lọc và đào thải chất lỏng dư thừa ra ngoài cơ thể, một khi thận bị tổn thương thì khả năng lọc và đào thải giảm đi, ở những bệnh nhân nặng thận còn mất hoàn toàn chức năng đào thải.

Phù thũng rõ rệt nhất là ở tứ chi
Phù thũng rõ rệt nhất là ở tứ chi
  • Phù thũng do thận: ở giai đoạn đầu của bệnh viêm thận cấp tính, bệnh nhân thường bị phù mắt, mặt vào mỗi buổi sáng thức dậy, lâu dài bệnh sẽ tiến triển và gây phù toàn thân, rõ rệt nhất là ở tứ chi.

Nguyên nhân: phù thũng ở thận chủ yếu do lượng protein trong nước tiểu nhiều, đồng nghĩa với việc lượng protein trong máu thấp và khả năng tuần hoàn máu giảm đi, phát sinh tiếp theo là lượng aldosterone tăng nhiều có liên quan đến việc nước tiểu và natri ứ đọng.

Đó là theo quan điểm của Tây y. Còn theo Đông y, phù thũng hay còn gọi là thủy thũng. Là loại bệnh do chức năng bài tiết trong cơ thể bất bình thường, thủy dịch ứ đọng không lưu thông gây nên phù thũng cục bộ hoặc nặng hơn là toàn thân.

Hiện nay đông y đã và đang đóng góp không nhỏ trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng bằng việc nghiên cứu chuyên sâu vào từng thể trạng của bệnh để đưa ra những bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả.

Một số bài thuốc, món ăn chữa phù thũng (thủy thũng).

Do thận

  • Món canh cá quả.
  1. Gừng tươi: 50g
  2. Hành củ: 7 củ
  3. Cá quả: 1 con
  4. Bí xanh: 500g
  5. Rễ cỏ tranh:500g
  6. Đại táo: 300g
  7. Chè: 200g
  8. Đường phèn: 250g
Canh cá thuốc bắc bổ dưỡng và có công dụng chữa bệnh
Canh cá thuốc bắc bổ dưỡng và có công dụng chữa bệnh

Cách nấu: gừng, bí xanh, rễ cỏ tranh, đại táo, chè, rửa sạch cho vào nồi với 1,5l nước đun sôi lấy nước, bỏ bã, đun cạn còn 1l. Cá quả cho vào nồi đất, tiếp đó cho phần nước thuốc vừa đun vào đun nhỏ lửa đến khi cá chín cho hành củ và đường phèn vào. Ăn trong ngày chia 3 lần.

Công dụng: kiện tỳ, bổ thận, lợi thủy, tiêu phù.

Bài thuốc Phương châu xa hoàn

Vị thuốc:

  • Khiên ngưu: 40g
  • Đại hoàng: 20g
  • Cam toại: 10g
  • Đại kích: 10g
  • Nguyên hoa: 10g
  • Thanh bì: 10g
  • Trần bì: 10g
  • Mộc hương: 5g
  • Khinh phấn: 1g

Cách dùng: tán mịn, trộn đều rồi hoàn thành viên. Ngày uống 1 lần, mỗi lần 3 viên.

Công dụng: chữa phù nề, bụng chướng, đầy bụng, tức ngực, khó thở, đại tiện bí, tiểu tiện ít.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *