Bệnh suy thận sống được bao lâu?

Ngày nay khi cuộc sống càng hiện đại, đồng nghĩa với việc sức khỏe của con người phải đối mặt với những căn bệnh nguy hiểm nhiều hơn. Bệnh có thể là cấp tính hoặc mãn tính và một khi sức khỏe bị đe dọa thì chất lượng cuộc sống sẽ giảm sút đáng kể.

Bệnh thận là một căn bệnh nguy hiểm mà ngày nay tỷ lệ người mắc ngày một gia tăng. Khi sinh ra mỗi người đều có hai quả thận. Có những trường hợp đặc biệt chỉ có một quả thận nhưng quả thận ấy vẫn hoạt động bình thường và duy trì một cơ thể khỏe mạnh.

Thận có trách nhiệm quan trọng trong cơ thể là lọc máu, loại bỏ chất cặn bã, chất độc dư thừa trong cơ thể ra ngoài dưới dạng nước. Cân bằng lượng muối và nước có trong cơ thể, giữ số đo huyết áp ở mức độ ổn định, hỗ trợ cơ thể tạo ra hồng cầu, kiểm soát lượng muối khoáng và các chất có trong cơ thể. Quan trọng như vậy nên thận phải đối mặt với rất nhiều căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng và làm cơ quan này tổn thương ở nhiều dạng khác nhau.

Thận suy là giai đoạn cuối cùng của các chứng bệnh về thận
Thận suy là giai đoạn cuối cùng của các chứng bệnh về thận

Bệnh suy thận và dấu hiệu:

  • Mệt mỏi, chán ăn
  • Phù thũng tứ chi hoặc toàn thân do thận hoạt động kém và tích nước trong cơ thể
  • Thở khó
  • Đi tiểu bất thường
  • Tăng huyết áp
  • Co giật
  • Không tập trung
  • Hôn mê nếu tình trạng bệnh nặng

Nguyên nhân gây bệnh:

Thận bị suy khi các chức năng vốn có không còn hoạt động bình thường nữa. Sự tích lũy chất cặn bã, dư thừa trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh suy thận.

Bệnh sẽ diễn biến thành mãn tính nếu không được điều trị đúng cách.

Khi chức năng còn lại dưới 15%, thận ở giai đoạn cuối của sự tồn tại và cần được điều trị suốt đời bằng lọc máu hoặc thay ghép thận.

Điều trị thận suy

 

Hiện nay phương pháp chính để điều trị suy thận vẫn là ghép thận nhưng phương pháp này không mấy khả quan vì số lượng thận hiến tặng còn hạn chế, chi phí cao. Ngoài ra còn phương pháp lọc máu nhưng khá tốn kém so với thu nhập hiện nay của người Việt Nam.

Suy thận cấp tính thường kéo dài hơn 3 tháng mà không thể hồi phục thì sẽ diễn biến thành suy thận mãn tính. Theo thống kê hiện nay cho thấy có khoảng 10 – 20% ca bệnh cấp tính sẽ trở thành mãn tính. Suy thận cấp có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời.

Bệnh suy thận sống được bao lâu?

Không có thời gian tối đa cho những bệnh nhân thận cần lọc máu nhưng nếu được điều trị đúng cách, tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì bệnh nhân có thể tiếp tục duy trì sự sống trong vòng 5 – 20 năm kể từ khi phát hiện bệnh. Vấn đề quan trọng là người bệnh cần phải thực hiện đúng chế độ ăn uống, sử dụng thuốc và điều trị theo đúng lộ trình của bác sĩ. Mẹ của tôi cũng là người suy thận từ năm 2009 và đến nay vẫn đang sinh hoạt bình thường nhờ vào duy trì thói quen sinh hoạt điều độ. Bạn có thể gọi điện để chia sẻ với mẹ tôi. Bác Len: 0964.335.325.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *