Bệnh viêm đài bể thận

Viêm đài bể thận

Nhiễm trùng thận

Phân tích:

Đó là một loại hình cụ thể của hội chứng nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh thường bắt đầu từ niệu đạo hoặc bàng quang sau đó đi lên thận.

Bệnh đòi hỏi một chế độ chăm sóc y tế nghiêm ngặt vì nếu không điều trị đúng cách sẽ gây nhiễm trùng thận vĩnh viễn, thậm chí hỏng thận, lan ra nhiễm trùng máu và ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Viêm đài bể thận là căn bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng
Viêm đài bể thận là căn bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng

Triệu chứng:

  • Sốt
  • Đau háng, hai bên sườn
  • Đau bụng
  • Đi tiểu nhiều
  • Cảm giác đau rát, nóng khi đi tiểu

Nguyên nhân gây bệnh:

  • Viêm đài bể thận xảy ra nguyên nhân chính là do vi khuẩn, những yếu tố này xâm nhập vào đường tiết niệu, niệu đạo sau đó nhân lên số lượng. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập qua một tổn thương hở nào đó trên cơ thể, vi khuẩn theo máu đi đến thận. Còn một số nguyên nhân khác như cơ thể có sự hiện diện của một cơ quan ngoại lai nhân tạo nào đó như khớp nhân tạo, van tim nhân tạo hoặc sau khi giải phẫu.

Yếu tố và nguy cơ

  • Thường thì nữ giới có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nam giới vì cơ quan niệu đạo của nữ ngắn hơn của nam. Do đó con đường di chuyển của vi khuẩn đến bàng quang ngắn hơn. Niệu đạo gần âm đạo và hậu môn cũng là một trong những cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn, tốc độ lây lan cũng nhanh hơn.
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu. Bất cứ điều gì cản trở sự lưu thông của nước tiểu, làm giảm khả năng hoàn toàn trống rỗng của bàng quang sau khi đi tiểu ví dụ như sỏi thận. Hoặc ở một số nam giới bị phì địa tuyến tiền liệt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thận, làm nguy co mắc bệnh cao lên.
  • Còn một số yếu tố khác như hệ miễn dịch suy giảm, tổn thương dây thần kinh ở bàng quang, trào ngược bàng quang,

Biến chứng:

Nếu không được chữa trị kịp thời, viêm đài bể thận sẽ  dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy thận: tổn thương thận nghiêm trọng, ở thể này chức năng lọc của thận không còn hoạt động nên phải dùng đến biện pháp lọc máu và chạy thận nhân tạo. cuối cùng là dẫn đến duy thận mãn tính.
  • Nhiễm trùng máu: một trong những chức năng của thận là lọc máu. Máu đến thận và được thanh lọc nhưng trường hợp thận bị nhiễm trùng thì khi máu đến thận, vi trùng sẽ xâm nhập vào máu, lây lan và tồn tại ở máu.
  • Nguy hiểm cho thai phụ: thai phụ là đối tượng rất nhạy cảm vì bất kỳ một tổn thương nhỏ nào của cơ thể cũng đều ảnh hưởng đến thai nhi. Ở trường hợp thai phụ bị viêm đài bể thận thì em bé sẽ ảnh hưởng, nhẹ nhất là trẻ bị suy dinh dưỡng, mắc những căn bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn sau khi ra đời.
Thai phụ là đối tượng rất nhạy cảm với bất kỳ căn bệnh nào
Thai phụ là đối tượng rất nhạy cảm với bất kỳ căn bệnh nào

Phòng bệnh

Cần có những phương pháp để giảm tỷ lệ mắc bệnh thận, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu bằng cách sau:

  • Uống nhiều nước: uống nhiều chất lỏng giúp thận bài tiết và đào thải chất dư thừa, cặn bã ra ngoài.
  • Đi tiểu thường xuyên: tuyệt đối không nhịn đi tiểu vì trong nước tiểu chứa rất nhiều vi khuẩn và chất độc mà cơ thể thải ra. Ngoài ra, nên giữ cho bàng quang càng rỗng càng tốt sau khi quan hệ tình dục vì đó là “ngôi nhà” cho vi khuẩn sinh sôi.
  • Giữ vệ sinh: đối với phụ nữ, sau khi đi tiểu tiện cần lau sạch vùng kín vì đây là cách dùng để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Rửa sạch vùng kín mỗi ngày, tuy nhiên không nên sử dụng những loại dung dịch vệ sinh có hoạt chất tẩy rửa mạnh vì vùng da này rất nhạy cảm, dễ gây kích ứng.

 

 

 

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *