Bệnh thận và thai nghén

Ngày nay, bệnh tăng huyết áp và những nguy cơ khác được liệt vào danh sách những yếu tố gây chết người nhiều nhất, không chỉ nguy hiểm đối với những người bình thường, phụ nữ mang thai mắc chứng huyết áp cao là một nguy cơ không hề nhỏ bởi nó ảnh hưởng đến quá trình mang thai, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé mà còn là nguy cơ cho bé sơ sinh sau này. Có những trường hợp nguy hiểm có thể lấy mạng của cả mẹ và con.

Có ba yếu tố chi phối số đo huyết áp đó là tim, mạch máu và máu. Trong bài viết này, vuonduocthao.com xin tìm hiểu về sự liên quan giữa tăng huyết áp và bệnh thận ở phụ nữ mang thai.

Bệnh thận và chứng tăng huyết áp có liên quan mật thiết đến nhau vì thận là cơ quan thanh lọc cơ thể, điều hòa nhịp tim và số đo huyết áp trong cơ thể. Khi thận bị tổn thương thì tim và huyết áp cũng ảnh hưởng không nhỏ, đặc biệt ở những thai phụ mắc bệnh thận thì càng nguy hiểm hơn, mang thai là một quá trình quan trọng và rất nhạy cảm. Để bé được khỏe mạnh và phát triển bình thường thì trong thời kỳ “bầu bí” mẹ phải có một sức khỏe tốt, còn đối với những mẹ đang mang thai mà mắc bệnh hay mắc bệnh trước khi mang thai thì khi bé ra đời cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định.

Triệu chứng ở thai phụ

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu:

Khi có thai, cơ thể dễ bị nhiếm khuẩn tiết niệu do trương lực giảm và giãn đường bài niệu. Khả năng này gặp khoảng 5-10%. Những nguy cơ kèm theo là sinh non, thai chết lưu, thai bé… do nhiễm khuẩn ở máu.

  • Nhiễm khuẩn tiết niệu thấp:

Với những dấu hiệu như: sốt, hội chứng ở bàng quang như đau dưới gò mu, tiểu buốt, tiểu khó, tiểu đục…

  • Viêm bể thận cấp:

Dấu hiệu: sốt cao, nhiễm khuẩn máu, đau lưng, đau bụng, rối loạn đường tiêu hóa…

Biến chứng: nhiễm khuẩn máu nặng, sốc nhiễm khuẩn, áp xe thận, viêm thận, sẩy thai, thai chết lưu (khả năng cao ở phụ nữ tiểu đường)

Tăng huyết áp là mối đe dọa cho mọi người mọi lứa tuổi
Tăng huyết áp là mối đe dọa cho mọi người và mọi lứa tuổi

Tăng huyết áp nguy hiểm thế nào khi có thai ?

Tăng huyết áp khi có thai được chia thành bốn nhóm:

Nhóm 1:  tiền sản giật

Nhóm 2: tăng huyết áp mãn tính

Nhóm 3: tăng huyết áp kèm theo sản giật

Nhóm 4: tăng huyết  áp đơn thuần, tái phát khi có thai và hết sau khi sinh.

Tăng huyết áp và bệnh thận ở phụ nữ có thai còn kèm theo những nguy cơ như nhiễm độc thai nghén, co giật ở mẹ, tụ máu ở rau thai.

Ở thai nhi thì thai teo nhỏ, thai chết lưu, sau khi sinh trẻ có nguy cơ mắc suy hô hấp.

 

Một số bệnh thận có trước khi người mẹ mang thai và sẽ nặng hơn sau khi mang thai:

  • Viêm cầu thận
  • Tăng huyết áp
  • Sỏi thận, sỏi tiết niệu
  • Thận đa nang

Lời khuyên:

Khi mẹ mắc các chứng bệnh trên, cần được sự tư vấn của bác sĩ về khả năng mang thai và có nên mang thai không vì bản thân người mẹ đã mắc bệnh thì rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé sau khi mang thai.

Ở trường hợp có thai rồi mắc bệnh thì sự kết hợp giữa bác sĩ sản khoa và bác sĩ chuyên khoa để xử lý kịp thời khi có bất kỳ biến chứng nào là rất quan trọng.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *