Bệnh thận ở trẻ em

Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng phát triển, con người phải đối mặt với không ít bệnh tật, những căn bệnh nguy hiểm và để lại hậu quả nặng nề, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh và là gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội.

Người ta vẫn nghĩ người lớn là đối tượng chủ yếu mắc bệnh thận, thế nhưng ngày nay, tỷ lệ mắc căn bệnh này ngày càng gia tăng và gặp ở nhiều đối tượng, kể cả trẻ em.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc nhiều căn bệnh vì sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt. Đối tượng này có thể mắc đủ các bệnh về thận, mắc bệnh từ trong bụng mẹ hoặc sau khi sinh ra.

  • Trẻ mắc bệnh từ trong bụng mẹ: trẻ sinh ra đã có những dị dạng như hẹp van niệu đạo đường tiểu, khiến trẻ tiểu rỉ, tiểu không thành vòi.
  • Trẻ mắc bệnh sau khi sinh ra: trẻ bị viêm cầu thận cấp thường có những biểu hiện như chốc nhọt ngoài da, sưng phù, tiểu ít, nước tiểu có màu sậm.

Để điều trị cần dựa vào từng thể trạng của bệnh, có bệnh uống thuốc sẽ hết còn có những bênh cần sự can thiệp của giải phẫu.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc rất nhiều căn bệnh, đa phần là các căn bệnh nguy hiểm
Trẻ em là đối tượng dễ mắc rất nhiều căn bệnh, đa phần là các căn bệnh nguy hiểm
  • Dấu hiệu bệnh thận ở trẻ em
  1. Tiểu ít: số lượng nước tiểu giảm đi, số lần trẻ đi tiểu cũng không nhiều.
  2. Nước tiểu có màu đậm: ở những cơ thể bình thường nước tiểu thường có màu vàng nhạt, còn đối với người mắc bệnh thận thì nước tiểu có màu vàng đậm, thậm chí có màu máu.
  3. Nhức đầu: bệnh nhân thận thường kèm theo triệu chứng tăng huyết áp, đây là nguyên nhân chính gây nhức đầu, đau đầu. ( xảy ra cả ở người lớn )
  4. Phù: phù là tình trạng phổ biến nhất ở người mắc bệnh thận vì thận là cơ quan bài tiết, lọc. Một khi thận hoạt động kém sẽ gây nên tình trạng tích tụ nước và các chất thải trong cơ thể gây nên sưng phù, tứ chi hoặc toàn thân.
  • Biến chứng của bệnh thận ở trẻ em

Một vài trường hợp bệnh nhân xảy ra biến chứng trong những ngày đầu mắc bệnh, thường là suy thận cấp: trẻ sẽ bị tăng huyết áp, co giật, rối loạn nhịp tim, nguy hiểm hơn là hôn mê.

Đa phần bệnh thận ở trẻ em đều được chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị kịp thời
Đa phần bệnh thận ở trẻ em đều được chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị kịp thời

Bệnh nhân cần được theo dõi sát sao, uống thuốc và tái khám định kỳ để theo dõi tình trạng tiến triển của bệnh và có phác đồ điều trị cũng như can thiệp kịp thời.

  • Hậu quả của bệnh nếu không được điều trị kip thời

Bệnh nhân cần được theo dõi và tái khám đúng định kỳ.

Bệnh nhân viêm cầu thận cấp cần được theo dõi trong vòng 1 năm.

Hội chứng thận hư cần theo dõi lâu dài, có trường hợp đến khi trưởng thành.

Một số cần sử dụng phương pháp giải phẫu.

  • Về lâu dài

Đa số bệnh thận ở trẻ em đều hết hoàn toàn nếu được thăm khám và điều trị kịp thời, một số khác cần theo dõi, điều trị và tái khám lâu dài ví dụ hội chứng thận hư.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *