Bệnh thận gây tăng huyết áp

Định nghĩa về tăng huyết áp.

Tăng huyết áp hay còn gọi là huyết áp cao. Huyết áp được xác định bằng số lượng máu mà tim của chúng ta bơm ra, một khi tim bơm nhiều máu hơn bình thường mà động mạch lại hẹp và không có đủ diện tích cho máu lưu thông thì dẫn đến tăng huyết áp.

Bệnh nhân có thể bị tăng huyết áp trong nhiều năm mà không có một triệu chứng nào bất kỳ. Tình trạng không kiểm soát được số đo huyết áp trong một thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng.

“Bệnh thận gây tăng huyết áp”

Một số bệnh nhân có số đo huyết áp cao do một vấn đề nào đó trong cơ thể, y học gọi đó là tăng huyết áp thứ phát. Trường hợp này huyết áp bất ngờ tăng cao hơn so với bình thường.

Một số nguyên nhân:

Bệnh thận gây tăng huyết áp, các tổn thương ở thận như có các khối u nằm trong thận hay những khiếm khuyết tồn tại trong mạch máu (trường hợp này thường do bẩm sinh).

Bệnh thận gây tăng huyết áp “mối quan hệ mật thiết”.

Ở những người bệnh huyết áp tăng cao và kéo dài trong một thời gian dài, các mạch máu sẽ bị phá hủy đồng thời lượng máu dẫn đến các cơ quan khác cũng bị giảm rõ ràng. Huyết áp tăng cao còn gây phá hủy bộ lọc ở cầu thận, hậu quả là thận không thể lọc và loại bỏ những chất cặn bã ra ngoài. Nước  bị ứ đọng và tích lũy lại trong cơ thể lâu ngày và với số lượng lớn sẽ gây nên tình trạng tăng huyết áp ngày càng nặng. Ở thể này thì bệnh thận gây tăng huyết áp là nguyên nhân chính, và cũng là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến chứng suy thận mãn tính.

Bệnh thận và tăng huyết áp. Một mối quan hệ mật thiết.
Bệnh thận và tăng huyết áp. Một mối quan hệ mật thiết.

Biểu hiện của bệnh thận gây tăng huyết áp:

Những triệu chứng sau sẽ xuất hiện khi thận bị suy, chức năng hoạt động của thận giảm sút mạnh.

  • Sưng phù
  • Mệt mỏi
  • Xanh xao
  • Đau đầu
  • Chán ăn
  • Buồn nôn
  • Đi tiểu nhiều.

Điều trị và ngăn chặn bệnh:

Mục tiêu đầu tiên để ngăn chặn biến chứng suy thận là phải giảm số đo huyết áp, giảm biến chứng đến thận và tim. Người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ đề ra như:

Có một chế độ ăn kiêng phù hợp cho từng thể của bệnh.

Ở giai đoạn đầu, người bệnh cần bổ sung nhiều trái cây, rau xanh và một số loại bơ sữa.

Ở giai đoạn 3 và 4 người bệnh cần giảm lượng muối và cholesterol trong chế độ ăn hằng ngày.

Những bệnh nhân có số cân nặng cao thì nên giảm béo, thực hiện những bài tập thể dục nhẹ nhàng. Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Dùng một lượng thuốc hạ huyết áp theo lời khuyên của bác sĩ.

Tránh xa những chất kích thích, chất gây nghiện là một cách giúp tình trạng bệnh thuyên giảm
Tránh xa những chất kích thích, chất gây nghiện là một cách giúp tình trạng bệnh thuyên giảm

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *