Bệnh lao thận

Lao là bệnh lý do vi trùng gây ra. Vi trùng là những vi sinh vật rất nhỏ, không thể nhìn được bằng mắt thường. Vi trùng này có ở rất nhiều nơi bao gồm cả bên ngoài và bên trong cơ thể con người. Hầu hết các loại vi trùng đều không có hại, thậm chí còn có một số loại vi trùng có ích. Một số loại vi trùng khác có hại, chúng gây bệnh trên cơ thể người, những bệnh do vi trùng gây ra được gọi là bệnh nhiễm trùng, rất nguy hiểm nếu không được y tế can thiệp kịp thời.

Một khi vi trùng lao thâm nhập vào một cơ quan nào đó mà sức miễn dịch của cơ thể không thể chống lại nó thì cơ thể sẽ mắc bệnh lao.

Hiện nay thì bệnh lao phổi là dễ gặp nhất, tuy nhiên vi trùng lao cũng xuất hiện ở những bộ phận khác và gây bệnh như lao xương, lao hạch, lao ở não… và thận cũng không phải là ngoại lê.

Lao thận là bệnh thường gặp, bệnh lao thận diễn ra khi cơ thể nhiễm trực khuẩn lao. Hiện nay ở các quốc gia phát triển có xu hướng gia tăng các bệnh lao như lao phổi, lao vùng sinh dục, lao tiết niệu.

Lao thận gây tổn thương cho hai quả thận, có thể một bên nặng, một bên nhẹ, nhưng rất ít trường hợp lao chỉ xảy ra ở một quả thận.

  • Đối tượng nào dễ mắc lao thận?

Lao thận thường gặp ở lứa tuổi 20 – 40. Nam giới có xu hướng mắc bệnh nhiều hơn nữ giới.

Nguyên nhân gây bệnh:

Như đã nói ở trên thì bệnh lao do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis sinh ra. Một trong 30 loại thuộc chủng Mycobacteria.

Trực khuẩn thâm nhập vào cơ thể, chủ yếu qua đường hô hấp.

Trực khuẩn lao thâm nhập vào cơ thể theo đường máu và chúng cư trú ở phần vỏ thận. Theo thời gian, những trực khuẩn này dần phá hủy các tế bào, hoại tử và sinh sôi nảy nở trong thận.

Nếu không được can thiệp kịp thời trực khuẩn này sẽ gây sơ hóa và làm hẹp bể thận, tắc niệu quản, teo xơ bàng quang, hủy hoại nhu mô thận, “vô hiệu hóa” các chức năng của thận.

Triệu chứng:

  • Sốt kéo dài, thường xảy ra vào buổi chiều
  • Sút cân, chán ăn
  • Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm
  • Đau thắt lưng, hông
  • Đi tiểu khó
  • Ở nam giới sẽ có biểu hiện đau mào tinh hoàn, sờ thấy nhân cứng ở đuôi mào tinh hoàn. Rò hậu môn.
  • Ở nữ giới: khí hư, khi khám phụ khoa sẽ phát hiện lao phần phụ khoa, vòi trứng, tử cung, cổ tử cung…

Theo quan niệm của đông y, thận và bàng quang có quan hệ mật thiết với nhau vì thế để điều trị bệnh cần tư âm, thanh nhiệt, kháng lao, sát trùng, ích thận,bổ tỳ.

Chỉ dùng đông y để điều trị những căn bệnh này thì không mang lại kết quả tốt nhất mà nên kết hợp giữa đông y và tây y để mang lại hiệu quả cao.

Đông tây y kết hợp để mang lại hiệu quả chữa bệnh cao
Đông tây y kết hợp để mang lại hiệu quả chữa bệnh cao

Một số bài thuốc hỗ trợ và điều trị bệnh lao thận

Lao thận thời kì đầu

Bài thuốc Hạ tiêu thấp nhiệt

Vị thuốc:

  • Sài hồ 4-12 g
  • Long đởm thảo 2-8g
  • Hoàng cầm 8-16g
  • Mộc thông 4-8g
  • Sa tiền 12-20g
  • Chi tử 8-16g
  • Cam thảo 4-8g
  • Trạch tả 8-16g
  • Qui đầu 8-16g
  • Sinh địa 12-20g

Cách dùng: sắc uống

2) Tư âm, bổ thận, tráng dương

Vị thuốc:

  • Thục địa 24g
  • Đan bì 9g
  • Sơn thù 12g
  • Bạch linh 9g
  • Trạch tả 9g
  • Hoài sơn 12g
  • Cách dùng: sắc uống

Bổ thận âm, thận dương

Vị thuốc:

  • Thục địa 24g
  • Hoài sơn 12g
  • Đan bì 9g
  • Bạch linh 9g
  • Phụ tử 4-8g
  • Trạch tả 9g
  • Ngưu tất 10g
  • Sơn thù 12g
  • Nhục quế 4-8g
  • Sa tiền  16g

Làm thành hoàn, mỗi ngày dùng 10g chia 3 lần một ngày

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *